(CTTĐTBP) - Sáng nay (2/3), Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Cường; Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch ĐĂNG NHẬP HI88
Trần Tuệ Hiền cùng lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh tham dự hội nghị trực tuyến toàn quốc về đẩy nhanh tiến độ quy hoạch và tham vấn về định hướng quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hội nghị do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì; các Phó thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố tham dự.
Khai mạc hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh đến tầm quan trọng của công tác quy hoạch, việc quy hoạch phải sát với thực tế và phải đi trước một bước. Đồng thời, Thủ tướng cho biết, tiến độ lập quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 còn chậm so với nhu cầu và quy định, đến nay mới đạt khoảng 10%.
Chính vì vậy, tại hội nghị này, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo các tỉnh, thành phố phải tập trung đánh giá thực trạng công tác lập quy hoạch; trao đổi lấy ý kiến về quy hoạch tổng thể quốc gia; rà soát đánh giá những vướng mắc xem có liên quan đến thể chế, quy định hay không để tìm cách tháo gỡ; đồng thời đưa ra những định hướng, giải pháp để thúc đẩy nhanh hơn nữa công tác quy hoạch trong thời gian tới.
Theo báo cáo tại hội nghị, quy hoạch tổng thể quốc gia đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ, ngành, địa phương hoàn thành nội dung “Phân tích đánh giá hiện trạng phát triển quốc gia và định hướng quy hoạch tổng thể quốc gia” gửi xin ý kiến các bộ, ngành 2 lần, xin ý kiến địa phương 1 lần. Bộ đang khẩn trương tổ chức lập quy hoạch tổng thể quốc gia và phấn đấu trình Chính phủ xem xét thông qua trong tháng 7/2022, trình Quốc hội phê duyệt trong tháng 10/2022.
Về quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành việc lập, xin ý kiến và trình Chính phủ theo đúng tiến độ. Đối với quy hoạch ngành quốc gia hiện nay có 4/38 quy hoạch đã được phê duyệt; 14/38 quy hoạch đã hoàn thành lập quy hoạch lấy ý kiến trình thẩm định; 20/38 quy hoạch đang báo cáo tiến độ.
Đối với quy hoạch vùng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hoàn thiện lập quy hoạch 5 vùng và phấn đấu hoàn thành dự thảo quy hoạch, gửi xin ý kiến, tổ chức thẩm định trình Chính phủ phê duyệt trong tháng 12/2022.
Về quy hoạch tỉnh, hiện có 61/63 nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng phê duyệt. Trong đó, có 1 quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt, 3 quy hoạch tỉnh đã được thẩm định, 3 quy hoạch tỉnh đã hoàn thành lập quy hoạch, 7 quy hoạch tỉnh gửi xin ý kiến.
Hội nghị cũng đã chỉ ra một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện quy hoạch tổng thể quốc gia, như: Tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch còn chậm; việc sửa đổi, bổ sung một số hướng dẫn của các luật, pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch chưa được thực hiện, gây khó khăn khi áp dụng. Ngoài ra còn một số khó khăn trong đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, nhà tư vấn trong công tác lập quy hoạch; tình hình dịch bệnh cũng ảnh hưởng đến tiến độ lập quy hoạch.
Lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương cũng đã thảo luận, đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn và cam kết sẽ tập trung ưu tiên nguồn lực để sớm hoàn thiện quy hoạch trình thẩm định và phê duyệt, đảm bảo đúng tiến độ. Các bộ, ngành là thành viên hội đồng thẩm định cho ý kiến thẩm định đối với quy hoạch theo lĩnh vực phụ trách đảm bảo chất lượng và đáp ứng thời gian yêu cầu.
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu các ý kiến tại hội nghị để chỉ đạo điều hành công tác quy hoạch trong thời gian tới.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: Muốn phát triển tốt thì phải có quy hoạch tốt, do vậy phải nâng cao nhận thức của người đứng đầu trong công tác lập quy hoạch; phải xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng của các bộ, ngành, địa phương trong năm 2022.
Thủ tướng cho rằng: Quy hoạch phải tìm ra tiềm năng, lợi thế để phát huy tối đa, đồng thời tìm ra được hạn chế, điểm nghẽn để tìm giải pháp tháo gỡ; quy hoạch phải có tư duy đột phá và tầm nhìn chiến lược lâu dài, ổn định; quy hoạch phải đề xuất được các cơ chế chính sách để phát huy được tiềm năng.
Về tổ chức thực hiện quy hoạch, Thủ tướng đề nghị phải lựa chọn được nhà thầu, nhà tư vấn thật tốt, lắng nghe các tham vấn của chuyên gia, nhất là chuyên gia nước ngoài; phải xây dựng tổ giúp việc mang tính chuyên trách cho lĩnh vực này; đồng thời phải đẩy nhanh thực hiện lập quy hoạch đạt yêu cầu tiến độ đến hết ngày 31/12/2022, song song đó phải đảm bảo chất lượng quy hoạch đã đề ra./.