(CTTĐTBP) - Sau 3 đảng bộ: Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, Đồng Xoài, Đồng Phú thực hiện cài ứng dụng “Sổ tay đảng viên điện tử”, 14 đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy cũng đã triển khai đồng loạt. Các đơn vị đều thành lập ban chỉ đạo, tổ giúp việc và được Sở Thông tin và Truyền thông, Viettel Bình Phước hỗ trợ tích cực về kỹ thuật. Đây là thành công bước đầu thay thế sổ tay đảng viên truyền thống, phù hợp thời đại công nghệ số. Tuy nhiên, để tạo nên sự hấp dẫn riêng, lôi cuốn đảng viên thường xuyên “lướt” sổ tay thì còn rất nhiều việc phải làm...
Ðột phá bước đầu
Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo “Sổ tay đảng viên điện tử Đăng Nhập Hi88
” đã ban hành Công văn số 07-CV/BCĐ ngày 28/8/2023 triển khai cài đặt ứng dụng “Sổ tay đảng viên điện tử” trong toàn Đảng bộ tỉnh (trừ Đảng bộ Công an tỉnh và Đảng bộ Bộ đội biên phòng tỉnh). Đến nay, 11 đơn vị cán đích với 100% đảng viên đã cài đặt; 6 đơn vị đạt từ 92% đến gần 100%. Theo kết quả kiểm tra bước đầu của Ban Chỉ đạo cài đặt ứng dụng (do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì), hầu hết cấp ủy và đảng viên ở chi, đảng bộ cơ sở đều nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực cài ứng dụng, đem lại kết quả khả quan. Nhìn nhận lợi ích của việc sử dụng sổ tay thời công nghệ số, Sở Thông tin và Truyền thông đã được Ban Chỉ đạo tỉnh giao là đơn vị chủ trì hoàn tất các thủ tục mua bản quyền phần mềm triển khai chính thức trong toàn tỉnh, dự kiến hoàn thành trong tháng 01/2024.
Là đơn vị thực hiện thí điểm cài ứng dụng “Sổ tay đảng viên điện tử”, thành viên Ban Chỉ đạo của thành phố Đồng Xoài đã kiểm tra kết quả cài ứng dụng, hiệu quả sử dụng ban đầu qua việc dự sinh hoạt chi bộ tại các ấp, khu phố trên địa bàn. Từ đó đánh giá đúng nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời khắc phục những hạn chế kỹ thuật, sâu sát việc quản lý, điều hành và sử dụng ở cơ sở. Ông Hà Anh Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Đồng Xoài cho rằng, sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của các cấp ủy, chi, đảng bộ cơ sở và sự chấp hành, hưởng ứng nhiệt tình của đảng viên, sự vào cuộc kịp thời, thường xuyên của lực lượng đoàn viên thanh niên các xã, phường hướng dẫn đảng viên cài đặt ứng dụng là những yếu tố quan trọng làm nên thành công ban đầu của “Sổ tay đảng viên điện tử”.
Sau 1 năm thực hiện Kế hoạch số 128-KH/TU ngày 23/12/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và triển khai thực hiện Sổ tay đảng viên điện tử Đăng Nhập Hi88
, đến nay lộ trình cài ứng dụng, thực hiện những tính năng đơn giản, cơ bản đã được triển khai hiệu quả. Lợi ích chính của ứng dụng mang lại đã hỗ trợ tích cực đảng viên trong việc nghiên cứu, học tập các nghị quyết, quy định, chỉ thị, kết luận của Trung ương, của tỉnh và địa phương. Sau mỗi đợt học nghị quyết, đảng viên vào trả lời câu hỏi khảo sát để nắm vững hơn nội dung vừa được quán triệt. Chi bộ qua đó đánh giá, kiểm tra được nhận thức của đảng viên sau khi học nghị quyết. Ứng dụng cũng được sử dụng phục vụ điều tra, nắm bắt dư luận xã hội và cung cấp thông tin về tình hình quốc tế, trong nước, trong tỉnh nhanh chóng; đồng thời là nơi cung cấp văn bản chỉ đạo của Trung ương, tỉnh đến tài liệu sinh hoạt chi bộ định kỳ... Từ đó góp phần định hướng tư tưởng cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Ông Nguyễn Minh Quang, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông nhận định: Phần mềm được thiết kế tương đối khoa học, bộ phận công nghệ đã chỉnh sửa, góp ý nhiều lần nên tính thẩm mỹ cao, kết hợp các mục và tiểu mục để đảng viên dễ phân biệt, tìm thông tin khi cần. Việc sử dụng ứng dụng “Sổ tay đảng viên điện tử” khẳng định góp phần quan trọng thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU của Tỉnh ủy về chuyển đổi số trong công tác xây dựng Đảng.
Ứng dụng phải “độc, lạ” và cần thiết
Bên cạnh khai thác những nền tảng chung của một trang web, “Sổ tay đảng viên điện tử” hiện có chức năng đánh giá chất lượng đảng viên học tập nghị quyết qua ứng dụng kiểm tra trắc nghiệm; theo dõi số lượng đảng viên truy cập vào đọc nghị quyết; ứng dụng nhắn tin, trao đổi giữa đảng viên - cấp ủy và ngược lại. Đây được xem là bước đầu để quản lý cán bộ, đảng viên trên nền tảng công nghệ số, hướng tới họp chi bộ thông qua ứng dụng khi Tỉnh ủy có chỉ đạo chính thức.
Tuy nhiên, để “Sổ tay đảng viên điện tử” được đảng viên tiếp cận nhiều thì điều đầu tiên văn bản mới, sát sườn với họ phải có sẵn và dễ dàng tiếp cận. Đối với những cán bộ, đảng viên thực hiện nhiệm vụ công tác đảng thì ứng dụng phải cung cấp được nội dung như một cuốn “cẩm nang bỏ túi”. Sự tích hợp văn bản phải luôn được cập nhật và cần thiết (trừ văn bản mật), như: tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, quy trình sinh hoạt chi bộ định kỳ, sinh hoạt chuyên đề, cách thức xây dựng các chương trình, kế hoạch, nghị quyết, ý kiến chỉ đạo của bí thư... Các hội nghị trực tuyến học tập, nghiên cứu chỉ thị, nghị quyết của Đảng đều được lưu giữ... Từ đó tạo nên kho tư liệu phong phú, tính ứng dụng cao. Như vậy, ứng dụng sẽ cuốn hút được đảng viên theo kiểu “hữu xạ tự nhiên hương”.
Chúng ta cần xác định rõ và tuân thủ mục đích của việc xây dựng ứng dụng “Sổ tay đảng viên điện tử”. Không tham vọng ôm đồm đưa mọi thông tin lên ứng dụng mà phải chọn lọc, xác định đúng đối tượng là đảng viên để phục vụ.
Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy VŨ TIẾN ÐIỀN
Để số hóa nghiệp vụ công tác đảng trên địa bàn tỉnh thông qua “Sổ tay đảng viên điện tử” rất cần thực hiện một cuộc khảo sát dành cho đảng viên. Qua đó, quản trị ứng dụng mới đáp ứng đúng nội dung đảng viên cần, chứ không phải đưa những gì mình có lên ứng dụng... Bên cạnh cung cấp các tính năng hỗ trợ sinh hoạt đảng bộ, chi bộ; nghiên cứu, học tập các nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận của Đảng; hướng dẫn quy trình thực hiện công tác đảng, tạo sẵn các mẫu văn bản... thì sử dụng trợ lý ảo để hỏi - đáp trực tuyến, tổ chức các cuộc thi online, đánh giá đảng viên hằng tháng, quý, năm... cũng rất cần thiết, vừa tạo sự sinh động, hữu ích vừa mang tính “độc” cho ứng dụng. Đây là tính năng không thể thiếu để tính đến giải pháp sinh hoạt chi bộ trên nền tảng công nghệ số trong tương lai không xa./.