Theo đó, Chủ tịch ĐĂNG NHẬP HI88
giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã thành phố và cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện rà soát các văn bản quy định về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại. Trường hợp cần thiết, căn cứ các quy định hiện hành, nghiên cứu, tham mưu ĐĂNG NHẬP HI88
ban hành các văn bản quy định về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đảm bảo đúng thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường để góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh.
Sở Y tế làm đầu mối phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường phổ biến, tập huấn, truyền thông, hướng dẫn các cơ sở y tế thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện quản lý chất thải y tế theo đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế; Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và các hướng dẫn chuyên môn, quy định hiện hành.
Tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng hoạt động của các lò đốt chất thải rắn y tế tại các cơ sở y tế trên địa bàn; kiên quyết cho dừng hoạt động đối với lò đốt chất thải y tế không đạt QCVN 02: 2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn y tế và có biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Rà soát toàn bộ hệ thống xử lý nước thải y tế tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn; chủ động phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan giải quyết khó khăn, vướng mắc hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét đối với nội dung vượt thẩm quyền (nếu có). Báo cáo tiến độ thực hiện về ĐĂNG NHẬP HI88
trước ngày 30/6/2024.
Đồng thời, chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn quản lý thực hiện nghiêm các quy định về quản lý chất thải y tế. Rà soát, khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý chất thải y tế; đánh giá thực trạng hệ thống xử lý nước thải y tế; tăng cường quản lý, quan trắc, giám sát vận hành công trình/hệ thống xử lý nước thải y tế, công trình/thiết bị xử lý chất thải rắn y tế và nước thải y tế, chất thải y tế sau xử lý. Chỉ đạo các cơ sở y tế công lập rà soát, căn cứ các quy định hiện hành để nghiên cứu, đề xuất phương án trình cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí kinh phí để đầu tư mới hoặc nâng cấp, sửa chữa hệ thống xử lý thải cho các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh chưa có hệ thống xử lý nước thải y tế hoặc đã quá tải, xuống cấp để đảm bảo việc xử lý nước thải y tế đạt Quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả thải, đảm bảo đúng quy định.
Đề nghị các cơ sở y tế tư nhân chưa có hệ thống xử lý nước thải y tế hoặc hệ thống đã quá tải, xuống cấp, nghiên cứu, có phương án đầu tư mới hoặc cải tạo, nâng cấp đảm bảo việc xử lý nước thải y tế đạt Quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả thải theo đúng quy định. Có kế hoạch, biện pháp, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải theo quy định của pháp luật. Tổ chức đào tạo, tập huấn, truyền thông nâng cao nhận thức về quản lý chất thải y tế cho tất cả cán bộ, viên chức, hợp đồng và các đối tượng khác có liên quan. Nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế đảm bảo tính chính xác, đúng thời gian theo quy định. Thường xuyên tự kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tại đơn vị, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Thực hiện ngay các biện pháp khắc phục các tồn tại về công tác quản lý chất thải y tế đã được các đoàn kiểm tra, thanh tra, kiểm toán kiến nghị, đề nghị thực hiện (nếu có).
Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất thải y tế trên địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền, đúng quy định./.