(CTTĐTBP) - Chiều 2/11, Văn phòng Chính phủ phối hợp Bộ Công an và Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề về bảo đảm ATGT đối với học sinh.
Hội nghị còn được kết nối đến các điểm cầu cấp huyện, cấp xã trong cả nước. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia chủ trì hội nghị.
Tại điểm cầu Bình Phước, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch ĐĂNG NHẬP HI88
Trần Tuệ Hiền, Trưởng ban ATGT tỉnh; lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị, Công an tỉnh tỉnh tham dự.
Báo cáo tại hội nghị nêu rõ, từ ngày 15/12/2022 đến ngày 14/10/2023, tai nạn giao thông (TNGT) liên quan đến học sinh (độ tuổi từ 6 - 18) xảy ra 881 vụ (chiếm 8,96% số vụ TNGT toàn quốc), làm chết 490 người (chiếm 8,91% số người chết toàn quốc), bị thương 827 người (chiếm 11,86% số người bị thương toàn quốc). So với cùng kỳ năm 2022, tăng 8 vụ, giảm 33 người chết, giảm 34 người bị thương. Trong đó, có 737 vụ do thiếu niên, học sinh dưới 18 tuổi đi bộ, trực tiếp điều khiển phương tiện liên quan trong vụ TNGT, làm chết 378 người, bị thương 658 người. TNGT liên quan đến học sinh xảy ra để lại những hậu quả nặng nề không chỉ với riêng cá nhân các em, mà còn với gia đình và cả xã hội.
Nguyên nhân xảy ra TNGT chủ yếu do đi không đúng phần đường, làn đường, chiều đường quy định; không chú ý quan sát, chuyển hướng không đúng quy định; tránh vượt không đúng quy định, không nhường đường, không giữ khoảng cách an toàn; sử dụng rượu bia, vi phạm tốc độ, không chấp hành biển báo hiệu đường bộ, đi bộ qua đường không đúng quy định…
10 tháng năm 2023, Bình Phước là 1 trong 10 địa phương xảy ra TNGT liên quan đến học sinh nhiều nhất cả nước với 25 vụ, làm chết 19 người, bị thương 15 người. So với cùng kỳ năm 2022, tăng 18 vụ, tăng 12 người chết, tăng 14 người bị thương. Tỉnh đã lập biên bản xử lý 381 trường hợp vi phạm liên quan tới học sinh, phạt tiền 435 triệu đồng, tạm giữ 3 mô tô và 378 phương tiện khác. Về công tác tuyên truyền, 10 tháng qua, Bình Phước đã tổ chức tuyên truyền trực tiếp 132 buổi tại trường học với sự tham gia của đông đảo học sinh và giáo viên; tổ chức ký cam kết chấp hành quy định về ATGT cho học sinh, giáo viên; ký cam kết không giao xe cho học sinh, sinh viên không đủ điều kiện điều khiển; trao mũ bảo hiểm cho học sinh; tổ chức đội tình nguyện hướng dẫn giao thông tại cổng trường; mô hình cổng trường ATGT…
Tại hội nghị, các bộ, ngành, địa phương đã trao đổi, thảo luận nhiều giải pháp nhằm đảm bảo ATGT đối với học sinh. Giải pháp đi đầu là đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm tạo nên ý thức chung, xây dựng văn hóa khi tham gia giao thông trong học sinh. Ngoài ra, cần tổ chức giao thông phù hợp, nhất là trước khu vực cổng trường; tăng cường đưa đón học sinh bằng phương tiện công cộng. Có quy định quản lý chặt chẽ với đối tượng học sinh song song với việc quản lý phương tiện và hạn chế điểm đen về giao thông. Có kịch bản ứng xử nhằm ngăn chặn sớm tình trạng đua xe trái phép. Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương đề nghị, chương trình giáo dục pháp luật về ATGT cần dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với từng nhóm đối tượng; triển khai mạnh các mô hình trường học an toàn, tổ kiểm tra giám sát, cổng trường ATGT; tăng cường vai trò của gia đình và nhà trường; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị để kiềm chế và giảm thiểu TNGT…
Đánh giá cao những giải pháp, mô hình hiệu quả trong công tác bảo đảm trật tự, ATGT cho học sinh của các địa phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia nhấn mạnh, các cấp, ngành, địa phương tuyệt đối không lơ là, chủ quan với công tác này; nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu các địa phương, cơ quan, đơn vị; việc tổ chức thực hiện phải gắn liền với kiểm tra giám sát. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu đa dạng hóa các biện pháp tuyên truyền, bên cạnh ngăn chặn thông tin xấu độc trên mạng, cần lan tỏa những clip, hình ảnh tích cực; huy động các nguồn lực để tăng cường đảm bảo trật tự ATGT…