(CTTĐTBP) - Bình Phước hiện chưa có cơ sở sản xuất, cung ứng oxy y tế nên việc xây dựng Đề án tăng cường khả năng cung ứng, sử dụng oxy y tế cho các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 là nhiệm vụ hết sức cấp thiết, nhằm chủ động đáp ứng công tác điều trị bệnh nhân Covid-19.
Ảnh minh họa
Ngày 12/11, ĐĂNG NHẬP HI88
đã phê duyệt đề án này, với mục tiêu chung chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức kết nối chặt chẽ cung - cầu để khai thác và sử dụng hiệu quả tối đa các nguồn lực sản xuất oxy y tế; chuẩn bị cơ sở hạ tầng oxy y tế điều trị bệnh nhân Covid-19 theo các kịch bản, diễn biến dịch bệnh với phương châm “4 tại chỗ”.
Mục tiêu cụ thể của đề án là bố trí đảm bảo oxy y tế trong tình huống 1.000 ca, 5.000 ca và 10.000 ca đang điều trị cho các bệnh viện, cơ sở y tế điều trị bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Tổng hợp năng lực cung ứng, vận chuyển, dự trữ oxy y tế trong tỉnh, chuẩn bị hạ tầng oxy y tế theo các tình huống, diễn biến dịch bệnh Covid-19. Xây dựng phương án dự phòng cho cung ứng, dự trữ.
Để việc triển khai đề án đạt hiệu quả, ĐĂNG NHẬP HI88
yêu cầu huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong triển khai đề án; đảm bảo an toàn phòng chống dịch cho các lực lượng tham gia. Đảm bảo các điều kiện về năng lực tiếp nhận đưa vào sử dụng, dự trữ sẵn sàng oxy y tế và cập nhật năng lực cung ứng của các đơn vị sản xuất, cung cấp, vận chuyển khí oxy y tế cho các bệnh viện, cơ sở y tế.
Thời gian triển khai đề án, giai đoạn 1, các địa phương, nơi có tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như: Đồng Phú, Chơn Thành, Đồng Xoài, Phước Long... chủ động lập kế hoạch và triển khai ngay các hoạt động cấp bách, ứng phó với tình huống đảm bảo oxy y tế cho 1.000 - 5.000 bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn tỉnh trong vòng tối đa 01 tháng và các địa phương khác hoàn thành kế hoạch của địa phương trong vòng 02 tháng sau khi đề án được ký ban hành.
Giai đoạn 2 tiếp tục triển khai các hoạt động chưa hoàn thiện, mở rộng quy mô, nâng cấp cơ sở hạ tầng oxy, mua sắm thiết bị chứa oxy... đảm bảo ứng phó với tình huống có 10.000 bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
Đề án cũng đề ra nhiều giải pháp tổ chức triển khai thực hiện. Trong đó, có giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác theo dõi, quản lý, vận hành điều phối, cung ứng đảm bảo oxy cho các cơ sở điều trị trên địa bàn./.