(CTTĐTBP) - Ban Chỉ đạo Phòng chống tội phạm (PCTP), tệ nạn xã hội và xây dựng Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc Đăng Nhập Hi88
vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-BCĐ ngày 19/01/2023 về phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và PCTP, vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi năm 2024.
Theo đó, mục tiêu của Kế hoạch là đảm bảo 100% tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố về tội phạm xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em được tiếp nhận, phân loại, xử lý; tỷ lệ giải quyết đạt trên 96%. Giảm 3% số vụ xâm hại trẻ em; Giảm 5% số vụ người dưới 18 tuổi phạm tội về trật tự xã hội so với năm 2023. Nắm chắc tình hình, phát hiện, ngăn chặn các nhóm thanh, thiếu niên có biểu hiện tụ tập giải quyết mâu thuẫn, gây rối trật tự công cộng; giảm thấp nhất số vụ án xâm hại tình dục trẻ em bị đình chỉ, bị trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Tại Kế hoạch này, Ban Chỉ đạo đề nghị các cơ quan, đơn vị và địa phương triển khai thực hiện một số công tác trọng tâm về công tác chỉ đạo điều hành; công tác tuyên tuyền phòng ngừa; xây dựng, duy trì mô hình phòng ngừa vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi; đấu tranh PCTP liên quan đến người dưới 18 tuổi; công tác xây dựng, hoàn thiện và áp dụng pháp luật và hợp tác quốc tế.
Trong đó, Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố tổ chức xây dựng triên khai thực hiện kế hoạch PCTP xâm hại trẻ em, tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi năm 2024, Ban Chỉ đạo tổ chức sơ, tổng kết các chuyên đề đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công và giải pháp công tác trọng tâm giai đoạn tiếp theo. Rà soát, đánh giá trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm xâm hại trẻ em và PCTP, vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi để kiến nghị, đề xuất giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, giảm thiếu nguy cơ xâm hại trẻ em, người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật. Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, công tác quản lý nhà nước đối với trẻ em phục vụ thống kê về tình hình trẻ em (quy định tại Thông tư 13/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30/9/2021).
Các sở, ban, ngành đoàn thể phối hợp tăng thời lượng tin, bài tuyên truyên phòng, chống xâm hại trẻ em, mua bán người trên các phương tiện thông tin đại chúng; sử dụng phương pháp tuyên truyền trực quan ở cộng đồng, khoanh vùng nhóm đối tượng, lựa chọn địa bàn đã giúp người dân tiếp cận chính xác hơn các thông tin nhận diện tội phạm xâm hại trẻ em. Lồng ghép công tác phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên, tội phạm liên quan đến bạo lực gia đình, tội phạm mua bán người với các mô hình xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc ở địa phương, nhằm huy động cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể giáo dục cảm hóa người duới 18 tuổi vi phạm pháp luật.
Giao lực lượng Công an chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai đợt Cao điểm tấn công trấn áp tội phạm trên toàn tỉnh; tham mưu xây dựng các kế hoạch chuyên đề đấu tranh ngăn chặn tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm liên quan đến người dưới 18 tuổi; nâng cao hiệu quả điều tra khám phá các vụ án xâm hại trẻ em, các vụ án liên quan đến trẻ em từ nguyên nhân bạo lực gia đình; tội phạm phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao liên quan đến người dưới 18 tuổi; xây dựng hồ sơ chuyên đề "Theo dõi công tác phòng ngừa tội phạm, vi pham pháp luật liên quan đên người dưới 18 tuổi", phân tích đánh giá, làm rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm tại từng địa phương để có giải pháp phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả; Phối hợp với các ban, ngành, đơn vị rà soát các trẻ em, người chưa thành niên hoàn cảnh gia đình khó khăn nguy cơ bị xâm hại, bạo lực để phân công trách nhiệm giúp đỡ quản lý giáo dục tại gia đình, nhà trường, cộng đồng./.