(CTTĐTBP) - Sáng 30/10/2024, tại thành phố Đồng Xoài, Cục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Đăng Nhập Hi88
tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền Đề án “Tăng cường phòng chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” và phòng chống bệnh cúm gia cầm năm 2024.
Tham dự hội nghị có Phó Cục trưởng Cục Thông tin cơ sở Hoàng Minh Phương, Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Nông Hồng Thức; cùng trên 150 học viên là cán bộ, công chức, viên chức thuộc Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện, Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện, Đài Truyền thanh cấp xã làm công tác thông tin cơ sở.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Cục trưởng Cục Thông tin cơ sở Hoàng Minh Phương cho biết: Hiện nay, các phương tiện truyền thông đại chúng, Internet, mạng xã hội đang phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, thông tin cơ sở vẫn là một trong những kênh thông tin, tuyên truyền không thể thiếu, có nhiều lợi thế ở cơ sở, vẫn đang hàng ngày, hàng giờ cung cấp một lượng thông tin rất lớn, thiết thực cho nhân dân. Bộ TT&TT luôn đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, sự tận tụy, sáng tạo của người làm công tác thông tin cơ sở trong thời gian qua.
Hội nghị lần này được tổ chức nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng và phát huy hơn nữa vai trò của người làm công tác thông tin cơ sở, với nhiều chuyên đề bám sát thực tiễn, do các chuyên gia, báo cáo viên giàu kinh nghiệm của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an), Học viện Nông nghiệp Việt Nam truyền đạt. Cụ thể là nội dung hướng dẫn sản xuất chương trình phát thanh cho đài truyền thanh cơ sở; công tác tuyên truyền về phòng chống tội phạm đa dạng sinh học; công tác tuyên truyền về phòng chống bệnh Cúm gia cầm.
"Qua các nội dung tập huấn, sẽ góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cho những người làm công tác thông tin cơ sở, giúp đội ngũ này thực hiện hiệu quả vai trò truyền thông và tuyên truyền tại địa phương. Từ đó, nâng cao chất lượng thông tin cơ sở, góp phần tích cực vào công tác bảo vệ sức khỏe và an toàn xã hội trong cộng đồng", Phó Cục trưởng Cục Thông tin cơ sở Hoàng Minh Phương nhấn mạnh.
Theo thông tin từ hội nghị, Đề án “Tăng cường phòng chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” được xây dựng, triển khai nhằm nâng cao nhận thức của người dân và hiệu quả công tác phòng chống các hành vi tội phạm liên quan đến đa dạng sinh học. Đây là một bước đi quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Đồng thời, thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc ứng phó với những thách thức lớn của thời đại.
Xác định bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học là nhiệm vụ quan trọng mang tính chiến lược, nhằm đảm bảo các mục tiêu lâu dài, được các bộ, ban, ngành, địa phương và các lực lượng chức năng đã và đang thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả.
Bên cạnh những vấn đề phòng chống tội phạm về đa dạng sinh học, thì vấn đề phòng chống bệnh cúm gia cầm hiện nay cũng diễn ra hết sức phức tạp trên cả nước. Bệnh cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, do vi rút gây ra ở loài chim (bao gồm cả gia cầm và chim hoang dã) và động vật có vú (bao gồm cả người). Bệnh có khả năng lây lan rất nhanh, ở phạm vi rộng, do tiếp xúc giữa gia cầm khỏe mạnh với gia cầm, sản phẩm gia cầm/thức ăn, nước uống, chất thải, dụng cụ, phương tiện vận chuyển... có mang mầm bệnh.
Do đó, các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, phòng chống bệnh cúm gia cầm được các cơ quan, đơn vị, địa phương, lực lượng chức năng tổ chức thực hiện thường xuyên, đã tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về đa dạng sinh học, phòng chống bệnh cúm gia cầm. Từ đó, góp phần bảo tồn hệ sinh thái, bảo tồn các loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã; giúp người dân bài trừ thói quen, sở thích sử dụng các loài hoang dã làm trang sức, thực phẩm, thuốc chữa bệnh; cũng như nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác phòng chống bệnh cúm gia cầm ngay từ cơ sở./.