(CTTĐTBP) - Ngày 23/01/2024, ĐĂNG NHẬP HI88
ban hành Kế hoạch số 26/KH-UBND triển khai thực hiện công tác phòng chống mua bán người năm 2024.
Việc triển khai các nội dung tại Kế hoạch này nhằm tiếp tục phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác phòng chống mua bán người; xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương; thực hiện đồng bộ các giải pháp, huy động mọi nguồn lực, tăng cường hợp tác quốc tế để phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm mua bán người trên địa bàn tỉnh. Phát huy vai trò nêu gương, tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong công tác phòng chống mua bán người.
Bảo đảm 100% tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố liên quan tội phạm mua bán người được tiếp nhận, xử lý; tỷ lệ giải quyết đạt trên 90%. Các vụ việc có dấu hiệu tội phạm mua bán người phải được thụ lý điều tra, xác minh, khi đủ căn cứ phải khởi tố vụ án hình sự để điều tra theo đúng quy định của pháp luật. Tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ án mua bán người đạt trên 90% tổng số án khởi tố; 95% số vụ án mua bán người hằng năm được giải quyết và truy tố; 90% số vụ án mua bán người được giải quyết, xét xử. Nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành, tầng lớp Nhân dân, kịp thời khắc phục những nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, giảm nguy cơ mua bán người, thực hiện hiệu quả công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, giải cứu, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.
Để đạt được mục tiêu trên, ĐĂNG NHẬP HI88
yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cư chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm về công tác tham mưu, chỉ đạo; công tác truyền thông, phòng ngừa tội phạm mua bán người; công tác đấu tranh, truy tố, xét xử tội phạm mua bán người; công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, giải cứu, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống mua bán người; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phòng chống mua bán người.
Trong đó, tổ chức mít tinh và các hoạt động truyền thông hưởng ứng Ngày toàn dân phòng chống mua bán người (30/7). Tổ chức truyền thông tại cộng đồng; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống mua bán người ở địa bàn cơ sở; sản xuất, phát sóng các chương trình truyền hình, tin bài, phóng sự về phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán người, chính sách, pháp luật và kết quả đấu tranh phòng chống mua bán người của các lực lượng chức năng... Đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia phòng chống mua bán người, gắn với bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội bằng nhiều nội dung, hình thức đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn cụ thể.
Tăng cường quản lý Nhà nước về an ninh trật tự, nhất là quản lý cư trú; quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại địa bàn tỉnh và xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; quản lý, kiểm tra, rà soát các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự như các cơ sở kinh doanh, cho thuê lưu trú (nhà nghỉ, nhà trọ, khách sạn), nhà hàng, quán bar, karaoke, massage, khu công nghiệp, khu vui chơi giải trí, địa bàn giáp ranh nơi tội phạm thường lợi dụng thực hiện hành vi phạm tội hoặc sử dụng để tập kết nạn nhân trước khi đưa họ bán ra nước ngoài để chủ động phòng ngừa, phát hiện tội phạm mua bán người và nạn nhân bị mua bán, cưỡng bức lao động, hoạt động mại dâm. Đồng thời, tăng cường quản lý hoạt động cho nhận con nuôi, kết hôn có yếu tố nước ngoài, môi giới, tổ chức đưa người Việt Nam ra nước ngoài làm việc, học tập, du lịch và các ngành nghề kinh doanh có điều kiện khác nhằm kịp thời phát hiện các vụ việc mua bán người trong lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, tăng cường hơn nữa trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, đặc biệt chú ý chống oan, sai và bỏ lọt tội phạm; đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin bảo đảm phục vụ hiệu quả công tác xây dựng sơ đồ hóa chứng cứ trong giải quyết các vụ án, vụ việc. Nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, giải cứu, bảo vệ và hỗ trợ ban đầu cho nạn nhân theo nguyên tắc lấy nạn nhân làm trung tâm; thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ bí mật thông tin, an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ theo quy định của pháp luật./.