Đề án nhằm tạo động lực thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo và ngày càng hiệu quả trong công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới, góp phần thiết thực vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
ĐĂNG NHẬP HI88
yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương tập trung các nguồn lực thực hiện Đề án nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Nghiên cứu ban hành hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy định về công tác hòa giải ở cơ sở cho phù hợp với thực tế địa phương và theo quy định của pháp luật. Xây dựng tài liệu tập huấn, bồi dưỡng cho tập huấn viên, hòa giải viên ở cơ sở; tài liệu phổ biến các quy định pháp luật về hòa giải ở cơ sở được biên soạn, in ấn, đăng tải trên mạng đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
Phấn đấu có tối thiểu 01 tập huấn viên cấp huyện/80 tổ hòa giải ở cơ sở; tối thiếu 01 tập huấn viên cấp tỉnh/100 tổ hòa giải ở cơ sở. 100% đội ngũ tập huấn viên cấp tỉnh, cấp huyện được tập huấn, bồi dưỡng, cung cấp tài liệu để hướng dẫn, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng cho hòa giải viên ở cơ sở. 100% tổ hòa giải ở cơ sở được củng cố, kiện toàn đủ số lượng, thành phần cơ cấu theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành. Ít nhất 10% tổ hòa giải ở cơ sở được luật sư, luật gia, hội thẩm nhân dân, lực lượng Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, cán bộ, công chức, viên chức công tác trong lĩnh vực pháp luật, người đã từng là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Điều tra viên hỗ trợ về chuyên môn pháp luật.
Từ 80 - 90% hòa giải viên ở cơ sở được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hòa giải ở cơ sở theo Chương trình khung và Bộ tài liệu bồi dưỡng kỹ năng hòa giải ở cơ sở do Bộ Tư pháp ban hành. Đối với các xã, phường, thị trấn được chọn làm điểm chỉ đạo của trung ương, tỷ lệ này là 100%. Đối với hòa giải viên ở cơ sở mới được bầu, bổ sung, kiện toàn, tỷ lệ này là 100% trong thời gian 06 tháng kể từ khi được công nhận.
100% hòa giải viên ở cơ sở được tiếp cận và sử dụng Bộ tài liệu hồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hòa giải ở cơ sở bằng các hình thức phù hợp để tự nâng cao năng lực, kỹ năng hòa giải. Phấn đấu đến hết năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên địa bản tỉnh đạt từ 85% trở lên. Đối với các xã, phường, thị trấn được chọn làm điểm chỉ đạo của trung ương, tỷ lệ này là trên 90%. Phấn đấu đến hết năm 2030, trên địa bàn tỉnh có ít nhất 05% đơn vị cấp xã đạt yêu cầu của mô hình “cấp xã điển hình về hòa giải ở cơ sở”.
Bên cạnh đó, ĐĂNG NHẬP HI88
giao Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế và đặc thù tại địa phương để lựa chọn, thực hiện chỉ đạo điểm tại một số đơn vị cấp xã trên địa bàn tỉnh, ưu tiên chọn địa bàn có tỷ lệ hòa giải thành thấp hoặc có nhiều vướng mắc trong triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn. Rà soát, kiện toàn đội ngũ tập huấn viên cấp tỉnh, cấp huyện; bổ sung nguồn tập huấn viên là đội ngũ Thẩm phán, Kiểm sát viên, Hội thẩm nhân dân, luật gia, luật sư, lực lượng Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng.
Xây dựng đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở có đủ tiêu chuẩn, năng lực đáp ứng yêu cầu của công tác hòa giải ở cơ sở. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở cho đội ngũ lãnh đạo UBND cấp xã, công chức tư pháp - hộ tịch. Nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật nhằm nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác hòa giải ở cơ sở./.