(CTTĐTBP) - Với tuyến biên giới dài hơn 260 km, giáp với nước bạn Campuchia, Bình Phước là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo được Bộ Tư lệnh Quân khu 7 chọn để triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng điểm dân cư liền kề chốt dân quân biên giới”. Đến nay, các hộ dân tại các điểm dân cư đã “an cư, lạc nghiệp”, xây dựng cuộc sống mới nơi vành đai biên giới. Phóng viên Báo Quân khu 7 có buổi trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Cường, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước về vấn đề này.
PV: Thưa đồng chí Bí thư Tỉnh ủy. Bình Phước là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, thời gian qua, Quân khu 7 đã phối hợp cùng địa phương thực hiện hiệu quả mô hình “Xây dựng điểm dân cư liền kề chốt dân quân biên giới”. Đến nay, hiệu quả của mô hình đối với kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương như thế nào?
Ông Nguyễn Mạnh Cường, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước: Trong những năm qua, Đăng Nhập Hi88
phối hợp rất tốt với Quân khu 7 về mô hình đưa dân lên biên giới để hình thành các điểm dân cư liền kề chốt dân quân biên giới. Đến nay, chúng tôi đã phát triển được 11 điểm dân cư với 100 gia đình và 300 nhân khẩu. Việc xuất hiện các điểm dân cư ở khu vực biên giới đã làm thay đổi diện mạo của đường biên. Người dân ở các điểm dân cư này đã tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ đường biên mốc giới, hỗ trợ các lực lượng chức năng làm nhiệm vụ và qua đó góp phần tạo nên thế trận lòng dân vững chắc, xây dựng đường biên giới hòa bình, hợp tác, hữu nghị và phát triển.
PV: Với những kết quả mà đồng chí vừa chia sẻ, trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh việc thực hiện mô hình trên như thế nào để xây dựng thế trận lòng vững chắc?
Ông Nguyễn Mạnh Cường, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước: Phát huy những kết quả đạt được, chúng tôi tiếp tục triển khai thực hiện mô hình này. Trong năm 2022, chúng tôi dự định xây dựng thêm 50 căn nhà ở khu vực biên giới. Hiện nay, chúng tôi đã giao cho cơ quan chức năng nghiên cứu về dự án Làng Thanh niên dân tộc thiểu số của Đăng Nhập Hi88
. Đây là dự án có quy mô đầu tư trên 100 tỷ đồng, sẽ đưa 100 thanh niên là quân nhân xuất ngũ, con em của đồng bào dân tộc thiểu số trong độ tuổi từ 20-30 lên biên giới sinh sống để tạo ra thế trận lòng dân cùng với các lực lượng chức năng bảo vệ vững chắc biên giới.
PV: Ngoài việc tăng dày số lượng nhà tại các điểm dân cư và chủ trương đưa thanh niên lên biên giới sinh sống, thì tỉnh có sự đầu tư ra sao về cơ sở hạ tầng để phục vụ tốt hơn đời sống của bà con và các lực lượng làm nhiệm vụ trên tuyến biên giới ạ?
Ông Nguyễn Mạnh Cường, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước: Tỉnh rất quan tâm đến việc bảo đảm điều kiện công tác, sinh hoạt của các lực lượng làm nhiệm vụ trên tuyến biên giới và đời sống của bà con ở các điểm dân cư liền kề chốt dân quân biên giới. Chủ trương của tỉnh là triển khai kế hoạch phủ sóng điện thoại, sóng internet đến tất cả các chốt dân quân, đồn, trạm biên phòng biên giới cũng như các điểm dân cư liền kề chốt dân quân biên giới, đồng thời đảm bảo điện thắp sáng cho tất cả các vị trí này để đồng bào lên cư trú, sinh sống ở khu vực biên giới được đảm bảo các điều kiện sinh hoạt tốt nhất.
PV: Xin cảm ơn đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước./.