Việc xây dựng kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển văn hóa, tạo sự thống nhất trong tư tưởng, hành động và quyết tâm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ phát triển văn hóa của tỉnh. Xây dựng con người Bình Phước phát triển toàn diện, có đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam; đồng thời phát huy mạnh mẽ các đặc tính nổi trội là hòa hợp, nghĩa tình, tự cường, kỷ cương, sáng tạo. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; đổi mới, nâng cao hiệu quả các hoạt động văn hoá. Không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa, chú trọng phát triển văn hóa tại các vùng xa, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 có đủ 03 loại hình thiết chế văn hóa cấp tỉnh gồm: Trung tâm Văn hóa, Bảo tàng, Thư viện; đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có Trung tâm Văn hóa - Thể thao. Đồng thời, phấn đấu các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh đã xếp hạng được đầu tư, bảo tồn và phát huy giá trị. 100% các lễ hội trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của tỉnh được tổ chức định kỳ và có chất lượng.
Bảo đảm ít nhất 75% người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, 80% các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Trên 98% hộ gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu gia đình văn hóa. Trên 98% thôn, ấp, khu phố đạt danh hiệu văn hóa; 95% phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị. 100% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa. Chú trọng chất lượng hoạt động sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật, các công trình nghệ thuật có chất lượng tốt; có giá trị cao về quê hương, truyền thống lịch sử cách mạng của dân tộc, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Phấn đấu 100% các đơn vị thuộc ngành văn hóa, nhất là các đơn vị quản lý nhà nước về văn hóa thực hiện chuyển đổi số các hoạt động văn hóa - nghệ thuật, thực hành, trình diễn văn hóa nghệ thuật. Tập trung đầu tư phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có nhiều tiềm năng lợi thế của tỉnh như du lịch văn hóa gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và các hoạt động khám phá trải nghiệm, quảng cáo; xuất bản, thủ công mỹ nghệ, truyền hình và phát thanh… Phấn đấu tăng mức đầu tư cho văn hóa tối thiểu 02% tổng chi ngân sách hằng năm.
Để hoàn thành các mục tiêu trên, ĐĂNG NHẬP HI88
giao Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả 10 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau: nâng cao nhận thức, đẩy mạnh tuyên truyền về phát triển văn hóa; hoàn thiện cơ chế, chính sách về văn hóa; xây dựng con người Bình Phước phát triển toàn diện; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa; bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc; phát triển công nghiệp văn hóa; chủ động hội nhập, hợp tác, giao lưu quốc tế về văn hóa; phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư trong lĩnh vực văn hóa./.