Đăng Nhập Hi88: Trang Chủ

Truyền thanh thông minh - kết nối trên không gian số

Thứ tư - 25/05/2022 07:55 1772

(CTTĐTBP) - Không cần cột ăng-ten thu phát; không cần đăng ký tần số FM; không giới hạn khoảng cách truyền tín hiệu âm thanh; ứng dụng công nghệ số để sản xuất, lưu trữ và quản lý chương trình phát thanh; sử dụng trí tuệ nhân tạo trong một số khâu như chuyển đổi bản tin giấy sang giọng nói…

Đó là những ưu điểm nổi bật của thiết bị truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông, hay còn gọi là truyền thanh thông minh (TTTM) đang được triển khai thí điểm trên địa bàn tỉnh. Nhờ tích cực ứng dụng công nghệ hiện đại của cách mạng công nghiệp 4.0 vào hoạt động truyền thanh ở cơ sở đã đáp ứng tốt nhu cầu tiếp cận thông tin của nhân dân.

LOA PHƯỜNG 4.0

Truyền thanh xã Đắk Nhau là một trong 4 địa phương của huyện Bù Đăng được chọn để thí điểm chuyển đổi từ tần số FM sang TTTM. Toàn xã hiện có 23 cụm loa truyền thanh, trong đó 7 cụm loa TTTM. Hệ thống TTTM đã phát huy hiệu quả tích cực, đáp ứng yêu cầu truyền thông tin kịp thời, ngay cả những thông tin đột xuất tại địa phương, do việc đăng phát rất nhanh, thậm chí ngay cả khi không có mặt tại trụ sở, công chức phụ trách đài truyền thanh vẫn có thể hoàn thành công việc.

Làm nghề buôn bán, nhờ hệ thống loa ngay cạnh nhà nên bà Võ Thị Phương, thôn Đắk Úy, xã Đắk Nhau nghe được nhiều thông tin mới, giúp bà nắm bắt kịp thời những quy định, thông báo mới nhất của địa phương mình

Anh Cao Mạnh Hùng, công chức phụ trách Đài Truyền thanh xã Đắk Nhau khẳng định: Chỉ cần có thiết bị thông minh cài đặt phần mềm thì tôi có thể soạn thảo bản tin hoặc sao chép nếu đó là văn bản có sẵn, rồi chọn chuyển thể văn bản sang giọng nói phù hợp theo vùng, miền và đăng phát được ngay. Vì vậy, khối lượng công việc được giảm tải rõ rệt.

Không chỉ giúp giảm tải công việc cho người làm mà người nghe cũng có nhiều sự lựa chọn. Trước đây, hệ thống truyền thanh có dây được thu - phát sóng trên tần số FM theo khung giờ nhất định. Chính vì vậy, phần lớn thông tin đến với người nghe được tiếp âm của Đài Trung ương, đài tỉnh nên hạn chế thời lượng. Nhưng nay, với hệ thống truyền thanh không dây thông minh thì hạn chế này đã được khắc phục. Bà Võ Thị Phương ở thôn Đắk Úy, xã Đắk Nhau bày tỏ: “Tôi thích nhất ở những cụm loa thông minh là được nghe thông tin mới, nhanh, muốn nghe gì cũng có, thông tin không bị bó hẹp. Đây còn là kênh thông tin đáng tin cậy, giúp người dân nắm bắt kịp thời những quy định, thông báo mới nhất của địa phương mình”.

Sự thông minh của truyền thanh không dây đem đến người nghe nhiều lựa chọn tiếp nhận thông tin. Cùng một khung giờ, mỗi cụm loa khác nhau có thể phát những thông tin khác nhau, giọng đọc khác nhau. Cán bộ văn hóa thông tin có thể chủ động biên tập, viết bài, đăng tải trên hệ thống loa truyền thanh, kiểm soát khung giờ phát và vận hành rất đơn giản trên máy tính. Từ đó đáp ứng nhu cầu, sở thích tiếp nhận thông tin của người nghe.

Chị Trần Thị Bé, công chức văn hóa xã Đường 10, huyện Bù Đăng 

Tại huyện Bù Đăng, hệ thống TTTM được triển khai lắp đặt thí điểm tại 4 xã là Đồng Nai, Đường 10, Đắk Nhau và Bình Minh với 28 cụm, 78 loa. Ở những vùng nông thôn, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) cao, những chiếc loa thông minh không dây phát huy hiệu quả rất tốt, nhất là trong truyền tải tin tức chính thống đến người dân. Hay nói cách khác, đó chính là cầu nối quan trọng giữa nhân dân với chính quyền. “Các xã đang vận hành song song các cụm loa truyền thanh có dây và hệ thống truyền thanh không dây thông minh phù hợp tình hình thực tế của địa phương. Việc ứng dụng công nghệ số trong truyền thanh cơ sở đã nâng cao chất lượng tuyên truyền, đáp ứng nhanh nhu cầu tiếp nhận thông tin của nhân dân trên địa bàn huyện, đặc biệt ở vùng sâu, xa, đồng bào DTTS” - ông Vũ Đức Hoàng, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bù Đăng nhấn mạnh.

GIẢI PHÁP XÂY DỰNG XÃ HỘI SỐ

TTTM là giải pháp công nghệ 4.0 đang thay thế và khắc phục hoàn toàn những nhược điểm của giải pháp truyền thanh có dây hay AM/FM truyền thống. So với truyền thanh có dây thì TTTM sử dụng giải pháp công nghệ mới, giải quyết được rất nhiều hạn chế của truyền thanh cũ. Từ đó tiết kiệm chi phí và nguồn nhân lực cho đài truyền thanh các cấp.   

Bà Hoàng Thị Thanh Vân, Giám đốc Khách hàng và doanh nghiệp Mobifone Bình Phước chia sẻ: “Công nghệ mới của truyền thanh không dây có thể phủ sóng ở mọi nơi, mọi địa hình trong môi trường internet. Tín hiệu âm thanh giữ nguyên chất lượng, không bị nhiễu hay bị chèn sóng, đặc biệt vùng sâu, vùng xa và trên tuyến biên giới”.

Đến nay, Bình Phước đã lắp đặt 196 cụm với 426 loa truyền thanh không dây tại một số huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Hệ thống TTTM đã phát huy tốt vai trò chuyển tải kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh đến người dân. Qua hệ thống truyền thanh cơ sở, người dân, nhất là đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa tiếp cận thông tin chính thống, nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền.

Trong các giải pháp đẩy nhanh quá trình xây dựng xã hội số, TTTM đang tiếp tục được nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh, thay thế dần truyền thanh thế hệ cũ. Giai đoạn 2022-2023, tỉnh sẽ phối hợp với doanh nghiệp đầu tư thêm 1.484 hệ thống loa TTTM cho các huyện, thị xã, thành phố theo dự án đầu tư công trung hạn đến năm 2025 nhằm đáp ứng hiệu quả yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền, nâng cao hiệu quả tuyên truyền tại cơ sở, đồng thời khẳng định quyết tâm của tỉnh trong công cuộc chuyển đổi số, xây dựng đô thị thông minh./.

Tác giả bài viết: Theo Đài PT-TH&Báo Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,382
  • Hôm nay233,384
  • Tháng hiện tại6,747,725
  • Tổng lượt truy cập379,868,062
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây