(CTTĐTBP) - Kể từ khi Đăng Nhập Hi88
ghi nhận ca nhiễm đầu tiên vào ngày 30/6/2021, tính đến sáng nay (10/10) đã có 1.453 ca nhiễm; nhiều địa bàn phải thực hiện cách ly, phong tỏa dài ngày; dịch bệnh trên đàn heo, bò và khó khăn trong tiêu thụ nông sản… đã ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng, cuộc sống người dân và sản xuất của doanh nghiệp. Các thế lực thù địch đang tiến hành “diễn biến hòa bình” một cách tinh vi, dưới mọi hình thức; công nghệ thông tin, mạng xã hội phát triển với nhiều hữu ích, nhưng cũng mang lại cho những người làm công tác tư tưởng không ít thử thách.
Vậy làm thế nào để ngành tuyên giáo Bình Phước phát huy tinh thần tự lực, tự cường, góp phần vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19, hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao?
Trong giai đoạn toàn tỉnh đang tập trung toàn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh, để làm tốt vai trò, trọng trách của mình, đội ngũ cán bộ tuyên giáo đã tiếp tục thể hiện tốt việc nêu gương “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, nhất là trong việc thực hiện các quy định về phòng, chống dịch. Giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn, đảm bảo luôn thể hiện chuẩn mực, phù hợp, nhất là đối với các nội dung liên quan đến tình hình dịch bệnh. Ban tuyên giáo các cấp chủ động thành lập Tiểu ban tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 để triển khai các hoạt động tuyên truyền, hàng tuần có báo cáo cấp ủy, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch và Ban tuyên giáo cấp trên về kết quả thực hiện của từng cơ quan, đơn vị.
Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng tiểu ban Tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Hà Anh Dũng thăm chốt kiểm soát dịch Covid-19 tại thị xã Bình Long
Công tác tuyên truyền được triển khai bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú (qua báo chí, mạng xã hội, tin nhắn, infographic, hội họp trực tuyến…); các thông tin, chỉ đạo, định hướng công tác truyên truyền thường xuyên cập nhật... góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về phòng, chống dịch bệnh Covod-19. Đồng thời, cổ vũ, động viên, huy động sức đóng góp của các tầng lớp nhân dân chung tay cùng với Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong cuộc chiến chống đại dịch, thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng, xã hội. Theo đó, UBMTTQ Việt Nam tỉnh đã huy động được hơn 45 tỷ đồng ủng hộ phòng chống dịch và quỹ mua vắc xin tiêm chủng; các đoàn thể huy động được hàng trăm ngàn phần quà hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn trong và ngoài tỉnh. Tỉnh đã chi hỗ trợ trên 90 tỷ đồng cho các trường hợp lao động tự do, mất việc làm do dịch bệnh, các trường hợp gặp khó khăn đang ở TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…).
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã ban hành công văn chỉ đạo tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 5/8/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống diễn biến của dịch bệnh Covid-19. Đăng tải gần 2.000 tin, bài viết trên website, OA Zalo, fanpage của cơ quan; giải đáp, phản hồi thắc mắc cho hơn 2.000 lượt ý kiến của người dân liên quan đến tình hình dịch bệnh Covid-19, việc hỗ trợ cho người lao động theo Nghị quyết 68/NQ-CP và qua Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết 116 của Chính phủ.
Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng tiểu ban Tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Hà Anh Dũng thăm khu cách ly tập trung tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Chơn Thành
Tiểu ban tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh đã định hướng công tác tuyên truyền hàng tuần cho các cơ quan khối tuyên truyền của tỉnh; tổ chức 5 đợt khảo sát đánh giá công tác tuyên truyền đối với Huyện ủy Bù Đốp, Phước Long, Bình Long, Bù Đăng, Chơn Thành.
Hệ thống làm công tác tuyên giáo đã chủ động nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trên địa bàn, không để xảy ra các điểm nóng gây mất trật tự an toàn xã hội. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy ban hành 11 hướng dẫn, tài liệu tuyên truyền; tổ chức 2 hội nghị giao ban và cung cấp thông tin cho báo chí định kỳ, 3 báo cáo kết quả tuyên truyền trên báo chí hàng tháng. Tổ chức 1 đợt điều tra dư luận trên mạng xã hội về tình hình thực hiện Nghị quyết số 05 của Tỉnh ủy về ứng phó với mọi tình huống diễn biến của dịch bệnh Covid-19 (thu được hơn 12.000 phiếu trả lời); phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức 2 đợt điều tra dư luận xã hội.
Các cơ quan báo chí của tỉnh đã tích cực đăng tải thông tin bám sát theo định hướng của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và nâng cao chất lượng tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19. Trong ảnh: Phóng viên Lệ Quyên, Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) phỏng vấn nhân viên y tế trong khu cách ly tập trung huyện Chơn Thành
Trong thời gian qua, các cơ quan báo chí của tỉnh đã tích cực đăng tải thông tin bám sát theo định hướng của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, nâng cao chất lượng tin, bài, hình ảnh, video clip; tăng cường các tin bài đấu tranh, phản bác thông tin xấu, độc trên không gian mạng, đặc biệt là chuyên mục Góc nhìn thẳng trên 4 loại hình báo chí của Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước… Các cơ quan thông tấn, báo chí ngoài tỉnh, có ký kết hợp tác tuyên truyền với tỉnh đăng tải trên 560 tin, bài liên quan đến Bình Phước.
Hoạt động đấu tranh phản bác thông tin xấu, độc trên không gian mạng được quan tâm, thực hiện nghiêm túc. Nhiều vụ việc phức tạp, nhạy cảm được định hướng kịp thời như vụ tụ tập căng biểu ngữ đòi giải quyết vào tỉnh trong lúc đang giãn cách xã hội ở chốt kiểm soát dịch bệnh Đồng Phú; việc khánh thành điểm X 16 trên địa bàn huyện Lộc Ninh; thông tin dư luận trong công nhân tại Công ty Beesco, huyện Chơn Thành; tin giả về bản đồ di chuyển của ca nhiễm Covid-19 ở Đồng Xoài...).
Bên cạnh đó, hơn 40 tài khoản đăng tải thông tin không đúng sự thật được phát hiện và xử lý; trong đó, huyện Lộc Ninh 2 trường hợp, Đồng Xoài 8 trường hợp, Phước Long 3 trường hợp, Bình Long 3 trường hợp, Bù Đốp 1 trường hợp, Đồng Phú 1 trường hợp…). Hơn 200 bài viết đấu tranh, phản bác thông tin xấu, độc, định hướng dư luận liên quan đến công tác phòng, chống dịch, thủ đoạn mạo danh, lừa đảo, kích động chống phá của các thế lực thù địch được biên tập, đăng tải trên các trang, nhóm zalo, facebook, các loại hình báo chí.
Các trang, nhóm cộng đồng của tỉnh hoạt động khá hiệu quả, cung cấp nhanh chóng, kịp thời các định hướng, chỉ đạo của tỉnh, lan tỏa những gương người tốt, việc tốt, thu hút sự chú ý, quan tâm của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đó là các trang, nhóm: Tự hào Bình Phước, Khát vọng Hớn Quản, Chơn Thành đổi mới và phát triển, Bình Long Đất và Người, Lộc Ninh nguồn cội, Báo Bình Phước, Truyền hình Bình Phước, Tuyên giáo Bình Phước, Công đoàn Bình Phước… thu hút hàng chục triệu lượt tiếp cận.
Thời gian tới, trong điều kiện dịch Covid-19 còn kéo dài, cán bộ làm công tác tuyên giáo phải đối mặt nhiều rủi ro bị lây nhiễm, do phải thường xuyên tiếp xúc với nhiều người. Do đó, phải tiếp tục thay đổi tư duy, phương pháp tổ chức thực hiện phù hợp với tình hình như: nghiên cứu chuyển các hoạt động hội nghị, hội họp, tuyên dương điển hình, triển khai, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết, kiểm tra, giám sát chỉ thị, nghị quyết, hội thi, hội nghị tuyên truyền… từ hình thức tập trung sang trực tuyến, thông qua các ứng dụng, công cụ hỗ trợ phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, cơ quan, đơn vị. Muốn làm tốt điều này, cán bộ tuyên giáo cần phát huy tinh thần “Tiên phong - Trọng tâm - Thuyết phục”, không ngừng sáng tạo, đổi mới, nhạy bén trong tư duy, phương pháp tổ chức thực hiện để đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới./.