(CTTĐTBP) - Đó là yêu cầu của ĐĂNG NHẬP HI88
tại Công văn số 2729/UBND-KT ngày 13/8/2021. Tại Công văn này, ĐĂNG NHẬP HI88
yêu cầu các sở ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện công tác kiểm soát giết mổ trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các văn bản chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 của ĐĂNG NHẬP HI88
.
Về tổ chức kiểm dịch, thực hiện kiểm soát giết mổ tại cơ sở giết mổ đảm bảo quy định theo Hướng dẫn số 2242/LĐTBXH-TLĐ-PTM ngày 14/7/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về việc tổ chức thực hiện vừa cách ly vừa sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Chỉ được tổ chức sản xuất, kinh doanh khi cơ sở giết mổ và người lao động thực sự an toàn.
Cơ sở giết mổ thực hiện ký Bản cam kết bảo đảm thực hiện các biện pháp an toàn phòng chống dịch COVID-19; không sử dụng người lao động đang thuộc diện cách ly y tế. Người lao động được phép đi làm khi có kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút SARS-CoV-2 (test nhanh/RT-PCR).
Yêu cầu xét nghiệm đối với người lao động làm việc tại cơ sở giết mổ: Chủ cơ sở có trách nhiệm tổ chức cho người lao động thực hiện xét nghiệm vi rút SARS -CoV-2 (test nhanh/RT-PCR) định kỳ với tần suất 72 giờ/lần (03 ngày/lần).
Chủ cơ sở giết mổ lập danh sách thông tin người lao động và cập nhật định kỳ 3 ngày/lần, cập nhật kết quả xét nghiệm trước 15 giờ hàng ngày (nếu có), lưu tại cơ sở và báo cáo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cấp huyện, UBND cấp xã hoặc khi có yêu cầu.
Cơ sở giết mổ động vật tập trung, cơ sở giết mổ nhỏ lẻ phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 69 Luật Thú y.
Chủ cơ sở giết mổ phải đảm bảo an toàn tuyệt đối và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 cho toàn bộ nhân sự tham gia hoạt động giết mổ tại cơ sở.
Cơ sở giết mổ phải lập kế hoạch sản xuất, giết mổ, kinh doanh phù hợp; hạn chế tối đa việc tồn gia súc, gia cầm qua ngày. Trong trường hợp cơ sở giết mổ bị phong tỏa, phải tiến hành tiêu độc, khử trùng ngay toàn bộ cơ sở; đồng thời lập tức vận chuyển động vật đến cơ sở giết mổ gần nhất và cho phép giết mổ ngay theo đúng hướng dẫn, yêu cầu của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 cấp huyện, cấp xã và trung tâm y tế cấp huyện, trạm y tế cấp xã; thực hiện việc kiểm soát giết mổ theo hướng dẫn đã nêu.
Trong trường hợp cơ sở giết mổ có người nhiễm COVID-19 thì phải báo cáo ngay cho Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 nơi gần nhất để được hướng dẫn và triển khai các biện pháp can thiệp. UBND cấp huyện tăng cường chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm trong bối cảnh dịch COVID-19 trên địa bàn. Thông báo, tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở giết mổ thực hiện các nội dung tại Công văn này, vừa đảm bảo phòng chống dịch COVID-19, vừa đảm bảo sản xuất, giết mổ, cung cấp sản phẩm thịt gia súc, gia cầm dùng làm thực phẩm cho thị trường./.