Đăng Nhập Hi88: Trang Chủ

Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2021

Thứ ba - 15/06/2021 09:19 1623
(CTTĐTBP) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 58/NQ-CP ngày 8/6/2021 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2021, với nhiều nội dung quan trọng.

>>Nghị quyết 58/NQ-CP

1. Về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong tháng 5 năm 2021

Trong tháng 5, Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 đã tập trung chỉ đạo, trực tiếp kiểm tra, xử lý, tổ chức thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt, cần thiết, phù hợp để tăng cường phòng, chống, khoanh vùng, cách ly, dập dịch và tích cực điều trị. Các Phó Thủ tướng được phân công chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo tại các điểm nóng xảy ra dịch, không để ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn. Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, về tổng thể chúng ta cơ bản kiểm soát được tình hình và đã bước đầu khống chế, đẩy lùi dịch bệnh tại các địa bàn trọng điểm, nhất là Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Chính phủ biểu dương và đánh giá cao các lực lượng tuyến đầu: y tế, quân đội, công an và các cấp, các ngành, đặc biệt là các địa phương có dịch bùng phát đã quyết liệt, tích cực với tinh thần trách nhiệm cao, nỗ lực tập trung phòng chống, kiểm soát dịch bệnh và ổn định đời sống nhân dân; Chính phủ cũng hoan nghênh và cảm ơn đồng bào ta ở trong và ngoài nước đã chung tay, chung sức, đồng lòng cùng Đảng, Nhà nước chống dịch Covid-19.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, đặc biệt là các lực lượng tuyến đầu chống dịch, các địa phương nêu cao tinh thần “chống dịch như chống giặc”; kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa phòng ngừa và tấn công, tấn công là chủ động, là đột phá; phòng ngừa là cơ bản, chiến lược, thường xuyên, lâu dài, quyết định; tổng tiến công toàn diện, toàn lực, thần tốc, mạnh mẽ và hiệu quả hơn nữa ở những nơi có ổ dịch với quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn, lấy mục tiêu bảo vệ sức khỏe, tính mạng, cuộc sống của người dân là chủ thể, là trung tâm và sự ổn định phát triển của doanh nghiệp lúc này là quan trọng. Thực hiện nghiêm phương châm “vắc-xin + 5K” và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ toàn diện, rộng rãi, trong đó vắc-xin là yếu tố quyết định, do đó cần khẩn trương triển khai nhanh, hiệu quả chiến lược vắc-xin.

Yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thường trực Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, nhanh chóng ngăn chặn, đẩy lùi và dập dịch triệt để; thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân.

Chính phủ thống nhất:

- Đồng ý áp dụng phụ cấp đặc thù với mức 7.500 đồng/liều tiêm (tối đa không quá 150.000 đồng/người/ngày) đối với cán bộ y tế trực tiếp tiêm vắc xin phòng Covid-19 trong Chương trình tiêm chủng miễn phí tại các cơ sở y tế công lập.

- Đồng ý áp dụng chế độ trong thời gian tình nguyện tham gia phòng, chống dịch Covid-19 đối với học viên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, học sinh các trường đào tạo hệ trung cấp khối ngành sức khỏe, người có chuyên môn y tế không hưởng lương ngân sách, như sau:

+ Về chế độ bồi dưỡng chống dịch: Được hưởng 300.000 đồng/người/ngày khi thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2021; được hưởng 200.000 đồng/người/ngày khi thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 16/NQ-CP .

+ Về chế độ hỗ trợ tiền ăn và chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong thời gian phải ở lại nơi tình nguyện: Được hưởng 120.000 đồng/người/ngày, gồm tiền ăn là 80.000 đồng (theo mức quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị quyết số 16/NQ-CP) và 40.000 đồng chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt (theo mức quy định tại điểm b Khoản 5 Điều 1 Nghị quyết số 16/NQ-CP).

+ Về số ngày hưởng: tính theo số ngày thực tế tham gia chống dịch theo phân công của cấp có thẩm quyền, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, Tết.

+ Về thời điểm áp dụng: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021

+ Về nguồn kinh phí: từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương.

- Căn cứ yêu cầu phòng chống dịch, Bộ Y tế rà soát, quyết định bổ sung các đối tượng khác được ưu tiên tiêm vắc-xin theo quy định tại điểm i Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc-xin phòng Covid-19.

- Những người phải chi trả chi phí xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 tại cơ sở cách ly y tế tập trung theo quy định tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2021 và Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ, tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc tại nơi lưu trú sau khi hoàn thành thời gian cách ly tập trung thì phải chi trả chi phí xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 theo yêu cầu phòng, chống dịch.

- Giá dịch vụ tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tự nguyện cho các đối tượng có nhu cầu thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc-xin phòng Covid-19 và Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về hoạt động tiêm chủng.

Chính phủ kêu gọi các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể nhân dân tích cực tham gia đóng góp cho Quỹ vắc-xin phòng chống Covid-19; cùng chung sức, đồng lòng huy động tổng hợp mọi nguồn lực để thực hiện thắng lợi chiến lược vắc-xin, góp phần sớm chiến thắng đại dịch Covid-19.

2. Về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2021; tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

a) Chính phủ thống nhất đánh giá: Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại, diễn biến phức tạp tại một số địa phương nhưng nhờ sự nỗ lực vượt bậc của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2021 tiếp tục đạt kết quả tích cực. Kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 5 tháng tăng 1,29% so với cùng kỳ năm trước. Các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Thị trường tiền tệ, tín dụng, tỉ giá, lãi suất ổn định; tăng trưởng tín dụng đạt 4,67%. Thu ngân sách nhà nước đạt gần 50% dự toán năm, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 5 tháng ước tăng 9,9%, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 12,6%. Sản xuất nông nghiệp thuận lợi, phát triển ổn định, tích cực. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 5 tháng ước đạt trên 262 tỷ USD, tăng 33,5%. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt 14 tỷ USD. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới 5 tháng đạt 55,8 nghìn doanh nghiệp, cao nhất trong 5 năm qua. Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới được cả 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế uy tín đồng loạt nâng triển vọng lên tích cực.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường tiếp tục được quan tâm; an sinh xã hội được bảo đảm. Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và sản xuất, cấp Căn cước công dân được triển khai nhanh, đạt những kết quả và ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt. Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh.

Đặc biệt, cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thành công rất tốt đẹp, bảo đảm an ninh, an toàn và yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19; khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố, tăng cường gắn kết ý Đảng, lòng dân.

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân và sản xuất, kinh doanh, nhất là đối với các ngành dịch vụ, du lịch, các chuỗi cung ứng, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Giải ngân vốn đầu tư công chậm, chưa đạt yêu cầu. Tình trạng nhập siêu xuất hiện trở lại do nhu cầu nhập khẩu phục vụ sản xuất trong nước tăng mạnh trong khi đầu ra cho sản phẩm đang bị tác động bởi dịch Covid-19. Một số mặt hàng nông sản vào vụ thu hoạch ùn ứ cục bộ, tiêu thụ khó khăn, nhất là ở những địa bàn có dịch bùng phát. Giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào tăng mạnh, nhất là vật liệu xây dựng, tác động đến đầu vào của các ngành sản xuất khác và ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phục hồi chậm, góp vốn mua cổ phần giảm trên 50%, cho thấy tín hiệu về sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài có dấu hiệu giảm. Sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực gặp khó khăn; số doanh nghiệp rút khỏi thị trường ở mức cao. Các thị trường chứng khoán, bất động sản tiềm ẩn rủi ro. Số lao động bị mất việc, ngừng việc, nghỉ giãn việc gia tăng. Đời sống một bộ phận nhân dân gặp khó khăn, nhất là người lao động tại các khu công nghiệp, hộ kinh doanh, buôn bán cá thể tại các địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19...

b) Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo các nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; trong đó tập trung vào những nội dung chủ yếu sau đây:

- Thống nhất nhận thức về tình hình kinh tế - xã hội đất nước còn rất nhiều khó khăn, thách thức; nhưng không bi quan, dao động, mất bình tĩnh, mất bản lĩnh mà phải xem khó khăn, thách thức thành động lực để nỗ lực phấn đấu, vươn lên, khẳng định, trưởng thành, phát triển. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phải nắm chắc tình hình, bám sát thực tiễn, đưa ra nhiệm vụ giải pháp đúng hướng, phù hợp, kịp thời, quyết liệt, hiệu quả.

- Khẩn trương tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng ban hành kèm theo Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ; đồng thời, ban hành và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch hành động của từng bộ, ngành, địa phương. Người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương phải chịu trách nhiệm và trực tiếp phụ trách, chỉ đạo công tác xây dựng thể chế, pháp luật và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách; trực tiếp chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, rà soát tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đối với từng dự án, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nhất là về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng; kiên quyết điều chuyển kế hoạch vốn từ các dự án không có hiệu quả, chậm giải ngân sang dự án có tiến độ giải ngân tốt, có hiệu quả, có nhu cầu bổ sung vốn để sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng; kiên quyết chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm trong đầu tư công; chấm dứt tình trạng xin cho, chạy dự án trong đầu tư công làm cho đầu tư công chậm trễ, dài trải, kém hiệu quả, kéo dài...; chủ động hỗ trợ hiệu quả, thiết thực doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hợp tác xã, hộ kinh doanh đang gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo thẩm quyền.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng Đề án thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và rà soát, cập nhật kịch bản tăng trưởng, báo cáo Chính phủ trong tháng 6 năm 2021. Chú trọng bảo đảm các cân đối vĩ mô; đề xuất thành lập Đoàn công tác liên ngành kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đầu tư công, trong đó tập trung các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, tham mưu tổ chức hội nghị toàn quốc về đầu tư công trong tháng 6 năm 2021 nhằm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; bảo đảm tiến độ, chất lượng và chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm. Đồng thời, có giải pháp mạnh mẽ xúc tiến, thu hút đầu tư nước ngoài; đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình trình hỗ trợ chuyển đổi số doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025. Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan tổng kết tình hình thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20 tháng 6 năm 2021.

- Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục phối hợp chặt chẽ, thực hiện các chính sách tài khóa, tiền tệ linh hoạt, thận trọng, phù hợp, hài hòa, hợp lý, bảo đảm thực hiện nhất quán mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, ưu tiên dành nguồn lực phục vụ phòng, chống dịch và các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, đột xuất khác.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm tối đa chi phí, tiếp tục giảm lãi suất cho vay để góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp; đồng thời bảo đảm an toàn hoạt động tín dụng, ngân hàng. Đẩy mạnh cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; sớm có phương án xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém; khẩn trương xây dựng, trình cấp có thẩm quyền Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025.

- Bộ Tài chính và Bộ Công Thương nghiên cứu, rà soát, chuẩn bị phương án phù hợp về thuế nhập khẩu, các biện pháp phòng vệ thương mại theo quy định đối với một số mặt hàng, nguyên vật liệu tăng giá mạnh; xác định rõ nguyên nhân và dự báo xu hướng giá trong thời gian tới, đề xuất chính sách, giải pháp phù hợp; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, thao túng giá, nhất là các mặt hàng biến động giá mạnh trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương có giải pháp phù hợp để bảo đảm, duy trì các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh, nhất là tại các khu công nghiệp, địa phương đang bùng phát dịch, không để đứt gãy chuỗi cung ứng nội địa và toàn cầu; bảo đảm cung cầu hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Tập trung hướng dẫn, triển khai thực hiện ngay việc hỗ trợ giảm giá điện, giãn tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện theo tinh thần Nghị quyết số 55/NQ-CP ngày 02 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng Đề án về thúc đẩy xuất khẩu và cân đối hài hòa cán cân thương mại.

- Các Bộ: Tài chính, Giao thông vận tải, Công Thương chỉ đạo thực hiện rà soát, cắt giảm tối đa chi phí vận chuyển, lưu kho và chi phí logistics khác; tăng cường kiểm tra việc tăng giá cước, bảo đảm chấp hành đúng quy định về niêm yết, công khai giá cước vận tải, góp phần hỗ trợ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.

- Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất sửa đổi chính sách đầu tư phát triển nhà ở cho công nhân, trong đó có các quy định liên quan tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30 tháng 6 năm 2021.

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan khẩn trương đề xuất Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai để chủ động chỉ đạo thời vụ sản xuất và ứng phó kịp thời, hiệu quả, không để bị động, bất ngờ, hạn chế tối đa thiệt hại. Có giải pháp đồng bộ, hiệu quả trong phòng, chống dịch bệnh trên vật nuôi, cây trồng. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, các địa phương tổ chức hỗ trợ người dân trong việc tiêu thụ nông sản đang vào vụ thu hoạch, nhất là tại những địa phương vùng dịch; tăng cường năng lực bảo quản, chế biến hàng nông sản; đàm phán mở rộng thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thành Đề án bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội theo quy định.

- Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, các cơ quan, địa phương sớm hướng dẫn về công tác phòng, chống dịch trong hoạt động vận tải, nhất là vận chuyển công nhân giữa nơi ở và cơ sở sản xuất, khu công nghiệp; xem xét, đề xuất các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vận tải hành khách gặp khó khăn do dịch Covid-19, hỗ trợ các doanh nghiệp vận chuyển nông sản đến các cửa khẩu và giữa các vùng miền trong thị trường nội địa, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 6 năm 2021.

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương rà soát, nắm bắt khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý, nhất là các dịch vụ du lịch, lữ hành, lưu trú, văn hóa, thể thao, giải trí..., đề xuất các giải pháp hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 6 năm 2021; khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định về ký quỹ kinh doanh lữ hành tại Nghị định số 168/2017/NĐ-CP.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tập trung tổng kết thi hành Luật đất đai năm 2013 và xây dựng Dự án Luật đất đai (sửa đổi) bảo đảm tiến độ, chất lượng; lập Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021 - 2025, báo cáo Chính phủ trước khi trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm 2021. Thực hiện tốt nhiệm vụ cảnh báo, dự báo thời tiết, thiên tai để phục vụ hiệu quả cho công tác phòng, chống thiên tai, bão lũ. Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành về tình hình quản lý, sử dụng đất đai, khoáng sản làm vật liệu xây dựng tại một số địa phương để chủ động, kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc, nhất là trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư, báo cáo đề xuất giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương hướng dẫn, chuẩn bị tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 bảo đảm an toàn, phù hợp với diễn biến tình hình dịch Covid-19; hướng dẫn các địa phương có biện pháp phù hợp tổ chức các hoạt động hè, phòng chống tai nạn, đuối nước cho các em học sinh. Nghiên cứu, xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển công nghệ cao, nhất là nguồn lực kỹ sư, kỹ sư thực hành... trong các lĩnh vực: khoa học, công nghệ thông tin, chuyển đổi số, công nghệ sinh học... để tham gia sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao, có hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao.

- Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục tăng cường ứng dụng chuyển giao, đổi mới công nghệ góp phần tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho người dân và doanh nghiệp.

- Thanh tra Chính phủ khẩn trương xây dựng Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập để triển khai thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người dân và doanh nghiệp ngay tại địa phương, cơ sở, không để phát sinh “điểm nóng”; tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài.

- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo chức năng, nhiệm vụ được giao tăng cường kiểm soát người, phương tiện xuất, nhập cảnh qua các cửa khẩu, nhất là tại các đường mòn, lối mở khu vực biên giới; phối hợp chặt chẽ với ngành y tế và các địa phương tập trung triển khai các biện pháp phòng chống, dập dịch Covid-19; chủ động phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, tập trung phòng chống tội phạm, trong đó có tội phạm lừa đảo, tài chính, tội phạm qua mạng; phối hợp chặt chẽ, bảo đảm an ninh, an toàn kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021; tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

- Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan chủ động, tích cực triển khai các hoạt động đối ngoại; thúc đẩy thực hiện kết quả của Hội nghị tương lai châu Á và Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G); đôn đốc việc thực hiện các thỏa thuận của Lãnh đạo cấp cao nước ta với Lãnh đạo các nước; củng cố, tăng cường quan hệ với các nước; đẩy mạnh vận động các nước và đối tác hỗ trợ tiếp cận nguồn vắc-xin, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin tại Việt Nam. Làm tốt hơn nữa công tác bảo hộ công dân, bảo vệ tài sản và lợi ích kinh tế tại nước ngoài.

- Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử, chuyển đổi số. Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Bảo đảm không gian mạng an toàn, lành mạnh. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội, để dân biết, dân bàn, dân hiểu, dân làm, truyền cảm hứng và năng lượng tích cực cho người dân.

- Các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính và chế độ công vụ, công chức, tiết giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp; khẩn trương tích hợp, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; xử lý hồ sơ trên môi trường điện tử và họp, làm việc trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, phân cấp, phân quyền giữa Chính phủ với các bộ, ngành; giữa Chính phủ, các bộ, ngành với chính quyền địa phương bảo đảm quản lý nhà nước thống nhất, đồng bộ, liên thông, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu. Tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nhất là việc rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp tổ chức bên trong các bộ, ngành gắn với tinh giản giảm đầu mối, giảm khâu trung gian, giảm biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức. Đẩy mạnh sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Thống kê, cập nhật đầy đủ, chính xác toàn bộ các quy định, chi phí tuân thủ liên quan đến hoạt động kinh doanh vào cơ sở dữ liệu quy định kinh doanh. Phương án cải cách các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trình Thủ tướng Chính phủ phải bảo đảm thực chất, hiệu quả, đồng bộ, toàn diện và đạt mục tiêu Chính phủ đề ra.

c) Về một số kiến nghị, đề xuất:

- Chính phủ thống nhất với đề nghị của Bộ Tài chính tại văn bản số 103/TTr-BTC ngày 02 tháng 6 năm 2021 về:

+ Cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước còn lại của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương (trừ các hoạt động quan trọng, cấp bách và phục vụ công tác phòng chống dịch của các Bộ: Quốc phòng, Công an, Y tế, kinh phí hoạt động ngoại giao quốc gia khác của Bộ Ngoại giao) và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2021 để bổ sung nguồn phòng, chống dịch Covid-19, tăng đầu tư phát triển và nhiệm vụ an ninh, quốc phòng cần thiết; Bộ Tài chính có báo cáo cụ thể Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20 tháng 6 năm 2021.

+ Báo cáo Quốc hội cho phép thu hồi các khoản kinh phí thường xuyên đã giao cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương nhưng đến ngày 30 tháng 6 năm 2021 chưa phân bổ hoặc đã phân bổ nhưng chưa triển khai thực hiện (chưa phê duyệt dự toán, chưa tổ chức đấu thầu) và các khoản kinh phí thường xuyên chưa thực sự cần thiết để bổ sung nguồn dự phòng của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương chi cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 và phục vụ chiến lược vắc-xin.

+ Đối với kinh phí chi thường xuyên các chương trình mục tiêu đã bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 (trong tổng số 12,5 nghìn tỷ đồng bố trí cho các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình mục tiêu), Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát để lồng ghép trong các Chương trình mục tiêu quốc gia, số còn lại sẽ cắt giảm chi tương ứng.

- Chính phủ thống nhất với đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản 3332/TTr-BKHĐT ngày 02 tháng 6 năm 2021 về việc chưa báo cáo cấp có thẩm quyền thu hồi về ngân sách trung ương số vốn còn lại thuộc kế hoạch vốn đầu tư năm 2021 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa phân bổ chi tiết do đặc thù của kế hoạch năm 2021 triển khai trong bối cảnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 chưa được Quốc hội quyết định. Yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương, địa phương thực hiện phân bổ chi tiết số vốn kế hoạch năm 2021 ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 theo quy định.

- Chính phủ thống nhất với đề nghị của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc rút nhiệm vụ xây dựng Chương trình đầu tư công về phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025. Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm về vấn đề này, đồng thời vẫn phải bảo đảm mục tiêu của phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025.

3. Về Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025

Chính phủ cơ bản thống nhất với Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu đầy đủ ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn thiện Báo cáo, trong đó khẩn trương phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục rà soát cắt giảm tổng số lượng dự án xuống dưới 5.000 dự án để tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, manh mún, kéo dài, chia cắt; xin ý kiến các cơ quan liên quan của Đảng, Quốc hội, tiếp thu, giải trình và báo cáo Ban cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước khi báo cáo Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng và giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Báo cáo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội, bảo đảm chất lượng và tiến độ theo quy định.

4. Về Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2021 và các giải pháp trong 6 tháng cuối năm

Đồng ý với nội dung Báo cáo như đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu đầy đủ các ý kiến tại Phiên họp, tiếp tục rà soát, cập nhật số liệu, đánh giá tình hình nhận định bối cảnh tháng 6 năm 2021 và các tháng cuối năm và xác định các giải pháp trọng tâm cần tập trung thực hiện để hoàn thiện Báo cáo; trên cơ sở đó, giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Báo cáo trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bảo đảm chất lượng và tiến độ theo quy định.

5. Về Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2021 và các giải pháp trong 6 tháng cuối năm

Đồng ý với nội dung Báo cáo như đề nghị của Bộ Tài chính. Giao Bộ Tài chính tiếp thu đầy đủ các ý kiến tại Phiên họp, tiếp tục rà soát, cập nhật số liệu, đánh giá tình hình, nhận định bối cảnh tháng 6 năm 2021 và các tháng cuối năm và xác định các giải pháp trọng tâm cần tập trung thực hiện để hoàn thiện Báo cáo; trên cơ sở đó, giao Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Báo cáo trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bảo đảm chất lượng và tiến độ theo quy định.

6. Về Đề án thực hiện xây dựng đường bộ cao tốc giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030

Chính phủ đồng ý nội dung Đề án thực hiện xây dựng đường bộ cao tốc giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030, đây là đột phá chiến lược quan trọng nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra. Tập trung có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án vùng đồng bằng sông Cửu Long, kết nối Tây Nguyên với Nam Trung Bộ, các dự án vành đai vùng Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Phấn đấu giảm thời gian triển khai dự án để sớm đưa công trình vào khai thác, phát huy hiệu quả. Giao Bộ Giao thông vận tải tiếp thu đầy đủ ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn thiện Đề án để trình Bộ Chính trị xin chủ trương trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.

7. Tổ chức thực hiện

- Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết này theo chức năng, nhiệm vụ được giao và tình hình thực tế; thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện; kịp thời báo cáo và đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề mới phát sinh, vượt thẩm quyền.

- Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Nghị quyết này./.

Tác giả bài viết: T.T

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập816
  • Hôm nay245,892
  • Tháng hiện tại7,801,864
  • Tổng lượt truy cập380,922,201
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây