Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô. Ảnh: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Theo Địa chí Bình Phước, địa danh Tàu Ô là tên gọi xuất phát từ suối Tàu Ô chảy ngang qua Quốc lộ 13 thuộc ấp 4, xã Tân Khai. Trong Chiến dịch Nguyễn Huệ, chốt chặn Tàu Ô có vị trí cách cống Tàu Ô (đoạn suối Tàu Ô chảy qua quốc lộ 13) khoảng 400m về hướng Bắc. Đây là một điểm chốt quan trọng trong hệ thống chốt chặn của Sư đoàn 7. Sư đoàn 7 đã xây dựng công sự, hầm chữ A, giao thông hào làm trận địa chốt giữ. Sau giải phóng Lộc Ninh ngày 7/4/1972, quân ta bao vây thị xã An Lộc, gián tiếp uy hiếp Sài Gòn. Trước tình hình đó, địch điều binh chi viện cho thị xã An Lộc và tái chiếm Lộc Ninh. Để đánh bại âm mưu của địch, Bộ Tư lệnh chiến dịch giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 7 bố trí chốt chặn ở Tàu Ô nhằm ngăn chặn quân chi viện của địch từ Sài Gòn lên. Để thực hiện kế hoạch giải tỏa Đường 13, địch tập trung lực lượng lớn như bộ binh, cơ giới, thiết giáp, sử dụng nhiều thủ đoạn chiến tranh, các loại phương tiện và trang bị vũ khí hiện đại nhằm tiêu diệt trận địa chốt chặn của Sư đoàn 7.
Từ ngày 5/4/1972, trên đoạn đường dài gần 20km đoạn từ cầu Cần Lê đến nam Chơn Thành, lấy Tàu Ô làm điểm chốt chính, Sư đoàn 7 cùng với quân và dân địa phương với lòng dũng cảm, sự mưu trí, sáng tạo, vận dụng linh hoạt cách đánh chốt kết hợp với vận động tiến công, đồng thời dựa vào hệ thống công sự, cụm chốt liên hoàn, hầm chữ L, hầm chữ A vững chãi, thực hiện “chốt cứng, chặn đứng, giữ vững trận địa dài ngày, không cho xe dưới lên, trên xuống”, qua đó đánh bại các cuộc tiến công tiêu diệt chốt của địch.
Năm 2009, ĐĂNG NHẬP HI88: TRANG CHỦ
phối hợp với Sư đoàn 7 xây dựng công trình Tượng đài Chiến thắng chốt chặn Tàu Ô với diện tích 11.451,7m2, gồm 2 hạng mục công trình chính: Nhà bia tưởng niệm ghi danh liệt sĩ Sư đoàn 7 và liệt sĩ thuộc các lực lượng vũ trang địa phương đã hy sinh tại đây, tượng đài chiến thắng chốt chặn Tàu Ô và một số hạng mục phụ trợ khác. Di tích địa điểm Chiến thắng chốt chặn Tàu Ô là di tích tiêu biểu, có ý nghĩa, giá trị lịch sử to lớn./.