- Các chỉ tiêu thực hiện mục tiêu phát triển đối với đồng bào dân tộc thiểu số:
TT |
Chỉ tiêu đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) |
Kết quả thực hiện chỉ tiêu năm 2022 |
Chỉ tiêu đến năm 2025 |
1 |
Xóa bỏ tình trạng giảm cùng cực và thiếu đói |
|
|
1.1 |
Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS hàng năm (%) |
1,12 |
<1 |
1.2 |
Tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi ở trẻ em DTTS dưới 5 tuổi (%) |
10 |
<8 |
2 |
Phổ cập giáo dục tiểu học |
|
|
2.1 |
Tỷ lệ trẻ em DTTS nhập học đúng tuổi bậc tiểu học (%) |
96,98 |
98,5 |
2.2 |
Tỷ lệ người DTTS hoàn thành chương trình tiểu học (%) |
95,6 |
97 |
2.3 |
Tỷ lệ người DTTS từ 10 tuổi trở lên biết chữ (%) |
> 70 |
> 95 |
3 |
Tăng cường bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế cho phụ nữ |
|
|
3.1 |
Tỷ lệ mù chữ của nữ DTTS (%) |
8,93 |
4,4 |
3.2 |
Tỷ lệ học sinh nữ DTTS ở bậc tiểu học, THCS, THPT (%) |
46,07 |
50 |
3.3 |
Tỷ lệ đại biểu nữ HĐND DTTS cấp xã (%) |
Duy trì 30% |
4 |
Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em |
|
|
4.1 |
Tỷ suất tử vong trẻ em DTTS dưới 1 tuổi/1.000 trẻ đẻ sống (%) |
0,25 |
≤15 |
4.2 |
Tỷ suất tử vong trẻ em DTTS dưới 5 tuổi/1.000 trẻ đẻ sống (%) |
1,66 |
≤ 19 |
5 |
Tăng cường sức khỏe bà mẹ |
|
|
5.1 |
Tỷ số chết mẹ người DTTS/100.000 trẻ sơ sinh sống (1/100.000) (%) |
≤ 16 |
≤ 10 |
5.2 |
Tỷ lệ các ca sinh của phụ nữ DTTS được cán bộ y tế đã qua đào tạo đỡ (%) |
93,5 |
>97 |
5.3 |
Tỷ lệ phụ nữ DTTS được khám thai ít nhất 3 lần trong kỳ mang thai (%) |
90,7 |
> 92 |
6 |
Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các dịch bệnh khác |
|
|
6.1 |
Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm DTTS 15-24 tuổi (%) |
≤ 3 |
≤ 0,3 |
6.2 |
Tỷ lệ DTTS mắc sốt rét/1.000 dân (‰) |
< 0.004 |
< 0.15 |
6.3 |
Tỷ lệ DTTS mắc lao/100.000 dân (người) |
≤ 3,1 |
≤ 3 |
7 |
Đảm bảo bền vững môi trường |
|
|
7.1 |
Tỷ lệ hộ DTTS (nông thôn) được sử dụng nước hợp vệ sinh (%) |
76 |
≥ 90 |
7.2 |
Tỷ lệ hộ DTTS được sử dụng hố xí hợp vệ sinh (%) |
> 68 |
> 90 |
2. Phương hướng thực hiện
- Trên cơ sở các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số được cụ thể hóa thành các chỉ tiêu như đã nêu trong kế hoạch này; các sở, ban, ngành, các hội, đoàn thể tỉnh và các địa phương chủ động xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và giai đoạn 2021 - 2025 phù hợp với tình hình thực tế của ngành và địa phương; phối hợp liên ngành từ tỉnh đến cơ sở để thực hiện đạt các chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra.
- Huy động, tập trung nguồn lực đầu tư, hỗ trợ thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ làm cơ sở hướng tới một số mục tiêu phát triển bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025 như:
+ Bố trí nguồn vốn và từng bước tăng chi ngân sách hợp lý cho chương trình, chính sách liên quan, trong đó trọng tâm là các lĩnh vực: giảm nghèo, an sinh xã hội, y tế, giáo dục đào tạo nhằm góp phần thực hiện và duy trì bền vững các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số; lồng ghép thực hiện các mục tiêu của kế hoạch vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (trước mắt là giai đoạn 2021 - 2025).
+ Xây dựng cơ chế, chính sách huy động nguồn lực, các nguyên tắc, tiêu chí nhằm tập trung ưu tiên nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước để thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
- Hoàn thiện cơ chế kiểm soát chính sách từ thành phố đến cơ sở; đẩy mạnh phân cấp cho chính quyền cơ sở; tăng cường sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông phù hợp với văn hóa, ngôn ngữ dân tộc; đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động, thay đổi hành vi nhằm nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số về bình đẳng giới, vệ sinh, môi trường, chăm sóc sức khỏe, phòng chống HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm, phát triển văn hóa, giáo dục, giảm nghèo bền vững.
- Xây dựng cơ chế theo dõi, đánh giá, giám sát một cách hiệu lực, hiệu quả và xác định rõ trách nhiệm của các bên có liên quan.
Các mục tiêu nêu trên nhằm chăm lo phát triển cho đồng bào dân tộc một cách toàn diện, phát huy nội lực và tiềm năng của tỉnh; đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, cùng với chính sách dân tộc góp phần hỗ trợ, nâng cao chất lượng dân số và nguồn lực trong đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm tới.