Điều đó đã chứng minh cho sự nỗ lực, khát vọng của cả hệ thống chính trị và người dân trên địa bàn tỉnh vươn đến một chính quyền số, chính quyền điện tử phục vụ nhân dân và doanh nghiệp.
“Điểm sáng và vết dầu loang”
CCHC, xây dựng chính quyền số như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt qua nhiều nhiệm kỳ. Để thực hiện nhiệm vụ chính trị dài hạn này, lãnh đạo tỉnh đã đưa ra một số định hướng “Điểm sáng và vết dầu loang” - triển khai thí điểm, sau đó đánh giá, rút kinh nghiệm, từ đó mới triển khai rộng hơn; “Không cầu toàn, nhưng phải chu toàn” - không yêu cầu phải hoàn thành toàn bộ hệ thống, nhưng những gì đã làm thì phải đạt hiệu quả mang lại. Từ đó, tỉnh đã chọn một số đơn vị để thí điểm rồi nhân rộng.
Từ vùng lõm về công nghệ thông tin, Bình Phước đã và đang xây dựng hoàn thiện hệ thống chính quyền điện tử 2.0
Với định hướng đúng đắn đó, thời gian qua trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều điểm sáng trong thực hiện CCHC, xây dựng chính quyền điện tử. Điển hình đầu tiên TP. Đồng Xoài với Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC); thị xã Phước Long, huyện Đồng Phú là 2 đơn vị có bộ phận tiếp nhận và trả kết quả với cơ sở trang thiết bị hiện đại, môi trường làm việc chuyên nghiệp; Trung tâm Phục vụ hành chính công là điểm đến tin cậy cho người dân, doanh nghiệp khi giải quyết các thủ tục hành chính trên tất cả lĩnh vực.
Phạm vi hẹp hơn như: Trường học thông minh - Trường THPT Đồng Xoài với môi trường giáo dục hiện đại theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ; Trung tâm Y tế huyện Chơn Thành và Trung tâm Y tế thị xã Phước Long với việc hội chẩn online thông qua kết nối với các bệnh viện tuyến trên xử lý ca bệnh khó... Mô hình đào tạo công dân điện tử của TP. Đồng Xoài “Đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà”, hướng dẫn người dân ứng dụng hiệu quả sự tương tác 2 chiều giữa người dân với chính quyền thông qua các ứng dụng CNTT...
Có thể nói, xây dựng nhiều điểm sáng là bước chuẩn bị lâu dài, xuyên suốt góp phần lan tỏa những gam màu sáng để hoàn thiện bức tranh về chính quyền số hiện đại của tỉnh thời gian qua.
Vượt xa trung bình toàn quốc
Nhiệm vụ của ngành CNTT là phục vụ đắc lực cho công cuộc CCHC, xây dựng chính quyền ngày càng trở nên minh bạch, cung cấp dịch vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. Về lĩnh vực này, có thể chia làm 3 giai đoạn phát triển: Chính quyền điện tử, chính phủ số và chính phủ thông minh.
Đến nay, cổng dịch vụ công của tỉnh đã tích hợp 1.880 thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị, công bố công khai mức độ 3, mức độ 4 là 1.577/1.880 thủ tục, đạt 83,88%. Trong đó, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 là 750 dịch vụ; mức độ 4 là 827 dịch vụ. Theo số liệu thống kê tỷ lệ tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công ngày 31-12-2020, đạt 98,2%; có ngày đạt đến 99,9%. Điều này chứng minh cho những cố gắng vượt bậc trong quá trình xây dựng chính quyền điện tử của tỉnh, các chỉ tiêu đều vượt xa với tỷ lệ trung bình của toàn quốc. Ở mức độ chính phủ số, đây là một trong nhiều hợp phần của đô thị thông minh.
Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, người dân trên địa bàn tỉnh, từ năm 2019, triển khai khung chính quyền điện tử 1.0, đến năm 2020 đã nâng cấp lên 2.0. Trong đó có cập nhật 10 yếu tố của chính quyền số và đô thị thông minh; vấn đề liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện rộng rãi gỡ “nút thắt” về việc cục bộ thông tin giữa các ngành thông qua việc hình thành trung tâm dữ liệu tập trung, cung cấp dữ liệu dùng chung cho các cơ quan nhà nước.
Bất ngờ “top 10”
Bắt đầu thực hiện chính quyền điện tử, Bình Phước ở xuất phát điểm gần như số 0. Sự thiếu, yếu về cơ sở hạ tầng CNTT, trang thiết bị kỹ thuật, nguồn nhân lực và trình độ của người dân về ứng dụng CNTT được đánh giá là “vùng lõm” so với mặt bằng chung của cả nước. Thế nhưng, sau lộ trình dài với chiến lược đúng đắn cho từng giai đoạn, đến nay Bình Phước đã bứt phá trong CCHC để xây dựng chính quyền điện tử.
Hiện Bình Phước là một trong ít các tỉnh, thành hoàn thành Trung tâm IOC của tỉnh với 10 lĩnh vực theo chuẩn kiến trúc theo khung chính quyền điện tử của Chính phủ đưa ra. Thông qua đây, ngoài việc giúp lãnh đạo tỉnh sẽ điều hành, xử lý các công việc hằng ngày cung cấp trực quan dựa trên IOC, còn giúp Trung ương có những chỉ đạo, quyết sách phù hợp với Bình Phước. Hiện nay, tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để thực hiện cập nhật các dữ liệu của các ngành và cập nhật vào dữ liệu quốc gia.
DẪN ĐẦU KẾT NỐI TỪ TRUNG ƯƠNG ĐẾN CẤP XÃ
Hiện nay, Bình Phước liên thông 4 cấp, từ cấp quốc gia, cấp tỉnh, huyện đến cấp xã. Hệ thống hội nghị trực tuyến của tỉnh là một trong 10 tỉnh dẫn đầu kết nối từ Trung ương đến cấp xã, tạo điều kiện để Bình Phước phát triển ngày một toàn diện hơn.
Ông Nguyễn Minh Quang, Phó giám đốc phụ trách Sở Thông tin và Truyền thông
|
Xây dựng chính quyền điện tử phải trải qua 3 mức độ, mỗi giai đoạn đặt ra nhiều mục tiêu để giải quyết. Sau khi hoàn thành “bộ não số”, để tạo sự liên kết chặt chẽ hơn nữa từ Trung ương đến cơ sở, ngành CNTT cũng đã đưa ra các chiến lược phù hợp để xóa “vùng lõm” trong quá trình hoàn thiện chính quyền điện tử của tỉnh.
Với quyết tâm cao và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân trên địa bàn Đăng Nhập Hi88
, thành công trong CCHC, hiện đại hóa hành chính, xây dựng chính quyền số là một trong những thành tựu của tỉnh nhiệm kỳ qua. Và Trung tâm IOC của tỉnh thuộc một trong chuỗi công trình chào mừng đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025. Điều này khẳng định, Bình Phước không chỉ nỗ lực vượt lên chính mình mà đã nỗ lực gấp nhiều lần để có thể sánh kịp với các tỉnh, thành khác. Thành công và khát vọng về chính quyền điện tử nhằm phục vụ tốt nhất người dân, doanh nghiệp đối với Bình Phước mãi là sợi chỉ đỏ tiếp tục xuyên suốt trong thời gian tới./.