Đăng Nhập Hi88: Trang Chủ

Nguy cơ trong việc nhờ xách, cầm hộ hàng hoá qua biên giới, sân bay, bến tàu, bến xe nên biết

Thứ năm - 30/11/2023 09:09 107
      Thời gian qua, có nhiều thắc mắc của người dân về việc nhiều trường hợp nhờ xách, trông hộ hành lý ở bến tàu, bến xe, sân bay... khi lực lượng chức năng kiểm tra thì phát hiện trong hành lý có hàng hóa bị nghiêm cấm như ma túy, cổ vật, động vật hoang dã…đặc biệt, Đăng Nhập Hi88 có đường biên giới tổng chiều dài đường biên giới là 258,939km với 4 cửa khẩu (Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư, Cửa khẩu chính Hoàng Diệu, Lộc Thịnh, Cửa khẩu phụ Tân Tiến) và 1 lối mở.
      Theo đó, Bộ Công an đã có thông tin về nội dung trên như sau: Việc có người nhờ cầm hộ hàng hoá qua biên giới hoặc tại sân bay, bến tàu, bến xe là việc làm nhiều người cho rằng rất bình thường. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, giúp người khác cầm hộ/vận chuyển hàng hoá có thể sẽ phải đối mặt với trách nhiệm pháp lý rất nặng nề.
      Cụ thể, theo khoản 4  Điều 5 Luật Phòng chống ma tuý năm 2021, việc giao nhận chất ma túy, tiền chất trái quy định của pháp luật là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Theo khoản 1 Điều 250 Bộ luật Hình sự năm 2015, người nào vận chuyển trái phép chất ma túy không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy, thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.  Trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; vận chuyển qua biên giới… có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. 
      Theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 250 Bộ luật Hình sự năm 2015, trường hợp vận chuyển nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên; vận chuyển hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng 100 gam trở lên thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
      Đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015, trong đó có Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy).
      Ngoài ra, cũng theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, việc vận chuyển hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái quy định của pháp luật, tuỳ mức độ, giá trị hàng hoá có thể phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm.
     Về cách xử lý khi được người khác nhờ trông, vận chuyển hàng qua biên giới, bến xe, sân bay…
       Khuyến cáo người dân khi được nhờ cầm hộ hàng hoá, nhất là cầm hộ qua biên giới, cần phải kiểm tra, xác định rõ hành vi đó có trái quy định của pháp luật không.
        Trường hợp di chuyển tại sân bay, bến tàu, bến xe, nơi công cộng cần cảnh giác với những hành vi lạ, bất thường; không nên xách đồ hộ người lạ khi chưa biết rõ về hành lý; giữ hành lý và giấy tờ tuỳ thân của mình cẩn thận; có trách nhiệm thông báo với nhân viên an ninh hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất khi phát hiện hoặc bị phát hiện hành lý của mình nghi có chứa “chất cấm”, “hàng cấm” và hợp tác để xác minh, điều tra làm rõ các yếu tố “cố ý” hoặc “vô ý” của hành vi vận chuyển hàng cấm, chất cấm.

Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Dịnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,217
  • Hôm nay316,362
  • Tháng hiện tại7,196,318
  • Tổng lượt truy cập380,316,655
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây