* Mục tiêu chung:
- Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận thông tin về khoa học công nghệ và quảng bá sản phẩm địa phương cho bạn bè trong nước và thế giới.
- Nâng cao khả năng ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong triển khai Chương trình; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc và tổ chức quản lý, tổ chức Chương trình.
- Triển khai áp dụng công nghệ số, dữ liệu số nhằm đổi mới và tăng cường hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, đánh giá Chương trình.
- Đổi mới phương pháp, chuyển đổi số trong truyền thông, tuyên truyền cho Chương trình; nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện Chương trình các cấp.
*Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
- 100% các cơ quan quản lý, thực hiện Chương trình từ cấp tỉnh đến cấp xã được triển khai hệ thống thông tin phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành, nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá.
-100% việc báo cáo định kỳ, báo cáo giám sát, báo cáo tổng hợp, hệ thống chỉ tiêu Chương trình được thực hiện trên môi trường số đồng bộ từ Trung ương tới địa phương, hướng tới thay thế các báo cáo truyền thống.
-100% các cơ quan, tổ chức quản lý, thực hiện Chương trình từ cấp tỉnh đến cấp xã được thông tin tự động về các nội dung, nhiệm vụ và kết quả triển khai.
-Thiết lập và công bố các bộ dữ liệu mở về kết quả triển khai, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình để công khai cho các tổ chức, người dân.
- Phấn đấu 100% các dữ liệu được công bố có khả năng khai thác trên môi trường số (máy tính, điện thoại thông minh,...); 100% cán bộ quản lý các cấp quản lý, thực hiện Chương trình được tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, chia sẻ thông tin thường xuyên về kỹ năng số và ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý tác nghiệp trên môi trường số.
- Phấn đấu các cơ quan công tác quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình từ tỉnh đến huyện được đảm bảo hạ tầng, trang bị vận hành phòng họp trực tuyến.
- Có ít nhất 30% các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tập huấn được triển khai trên môi trường số; 100% các hệ thống thông tin thuộc Đề án được triển khai đầy đủ quy định của pháp luật hiện hành về an toàn thông tin mạng.
- Phấn đấu 100% người có uy tín, đồng bào dân tộc thiểu số nắm được chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; được tiếp cận đầy đủ thông tin về y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, thị trường; thông tin an ninh, trật tự để chủ động đảm bảo giữ gìn ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội vùng thông qua các nhiệm vụ, dự án trong phạm vi Đề án
- Phấn đấu từng bước đưa các lễ hội, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số được bảo tồn dưới dạng cơ sở dữ liệu số hóa, đa phương tiện và được phổ biến, giới thiệu đến với cộng đồng trong và ngoài nước thông qua các nhiệm vụ, dự án trong phạm vi Đề án.
- Đối tượng thực hiện: Hệ thống các cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý, chỉ đạo, thực hiện Chương trình từ tỉnh đến cơ sở; các tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện các nội dung, hoạt động của Chương trình
- Đối tượng thụ hưởng: Cơ quan quản lý, thực hiện Chương trình các cấp, người dân, cộng đồng dân cư trên địa bàn triển khai thực hiện Chương trình; các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo đó, ĐĂNG NHẬP HI88
yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã được giao nhiệm vụ phải phối hợp chặt chẽ, quyết liệt trong quá trình tổ chức thực hiện, đảm bảo thực hiện kịp thời, hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, đơn vị; tổ chức triển khai thực hiện gắn với tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện.
Xem chi tiết kế hoạch 335/KH-UBND tại đây.