(CTTĐTBP) - Những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) được xác định là nhiệm vụ tất yếu, quan trọng, thường xuyên, lâu dài của các cấp, ngành, địa phương và trên nhiều lĩnh vực, trong đó có văn hóa. CĐS không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn mở ra “không gian phát triển” mới, tạo ra những giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có. Do đó, CĐS là xu hướng phát triển tất yếu, là cơ hội vô giá của tất cả chúng ta. Nếu chúng ta không tiến khi người khác tiến, đồng nghĩa chúng ta đã tụt lại phía sau.
Đồng bộ nhiều giải pháp
Thời gian qua, nhiều cơ quan, đơn vị, tỉnh, thành trên cả nước đã và đang đẩy mạnh CĐS trong lĩnh vực văn hóa. Cụ thể, trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội vì dịch Covid-19 đã có hàng ngàn lượt khách ngồi tại nhà nhưng vẫn xem được nhiều triển lãm chuyên đề của Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam; thậm chí “du lịch số” tham quan kinh thành Huế bằng thao tác nhấp chuột.
Tỉnh Bắc Ninh đã đẩy mạnh số hóa để quảng bá các giá trị văn hóa trên không gian mạng. Đến cuối năm 2022, không gian, thuộc tính của 585 di tích tỉnh này đã được xếp hạng và nội thất 4 di tích quốc gia đặc biệt, cùng các di sản văn hóa phi vật thể của Bắc Ninh đã được thu thập và xây dựng thành ngân hàng dữ liệu dạng số tổng thể. Tỉnh Hưng Yên đã nỗ lực CĐS trong Thư viện và Bảo tàng tỉnh bằng nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin ở các khâu nghiệp vụ như: số hóa tài liệu Thư viện tỉnh, số hóa 3D một số hiện vật tiêu biểu và các bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh...
Còn tại Bình Phước, ngành văn hóa, thể thao và du lịch (VH,TT&DL) tỉnh đã và đang tích cực triển khai nhiều nội dung CĐS trong lĩnh vực văn hóa. Sở VH,TT&DL đã thành lập bộ phận chuyên trách CĐS của sở; tăng cường nhân lực thực hiện CĐS và ban hành các chương trình, kế hoạch, nội dung triển khai cho toàn ngành. Thành phố Đồng Xoài thí điểm gắn mã QR các thông tin giới thiệu trên biển tên đường, nhằm cung cấp đến người dân, du khách về chiều dài, lộ giới, cấp độ đường, tiểu sử và công trạng của các danh nhân, lãnh đạo gắn với tên đường. Thị xã Bình Long đang triển khai đầu tư xây dựng nền tảng số 3D bảo tồn, quảng bá phát triển văn hóa, du lịch địa phương trên địa bàn.
Ngành VH,TT&DL và thông tin - truyền thông tỉnh đã và đang phối hợp, triển khai tích cực các dự án chuyên ngành như: Xây dựng phần mềm lưu trữ và số hóa tài liệu cho Bảo tàng tỉnh; xây dựng cổng thông tin du lịch tỉnh, trang thông tin điện tử Thư viện tỉnh và Bảo tàng tỉnh; xây dựng cơ sở dữ liệu chia sẻ dùng chung cấp tỉnh cho các sở: Thông tin và Truyền thông, VH,TT&DL, Công Thương; xây dựng Đề án số hóa Thư viện tỉnh. Bên cạnh đó, hỗ trợ, đào tạo, tập huấn về CĐS cho ngành VH,TT&DL; hỗ trợ quảng bá các sự kiện văn hóa trên hệ thống màn hình led, truyền thanh thông minh...
Tuy nhiên, các nội dung, phần việc CĐS trong lĩnh vực văn hóa trên địa bàn Đăng Nhập Hi88
còn khá khiêm tốn, chưa phong phú, chưa chuyên sâu, chưa xây dựng được dữ liệu số chuyên ngành, chỉ khu biệt ở một lĩnh vực và chủ yếu đang dùng dữ liệu số của các đơn vị khác cung cấp hoặc khai thác, phối hợp thực hiện. Kế hoạch, đề án, chương trình, nguồn lực CĐS trong lĩnh vực văn hóa còn khá chung chung, dàn trải, chưa cụ thể, chưa hướng đến đầu tư “trọng tâm, trọng điểm” theo tinh thần Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18-5-2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về CĐS đến năm 2025 trên địa bàn Đăng Nhập Hi88
; chưa có sự liên kết mạch lạc, rõ ràng giữa các địa phương trong tỉnh, trong vùng.
Xu hướng tất yếu của thời đại công nghệ số
CĐS trong lĩnh vực văn hóa là việc ứng dụng công nghệ số để thay đổi cách thức hoạt động của các tổ chức văn hóa nhằm mang lại hiệu quả cao hơn, đáp ứng nhu cầu của người dân ngày càng cao. CĐS trong lĩnh vực văn hóa có thể được thực hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau, gồm: Số hóa tài liệu văn hóa, tạo ra các sản phẩm văn hóa số, sử dụng công nghệ số để quảng bá văn hóa nhằm tăng hiệu quả hoạt động, mở rộng phạm vi tiếp cận nhiều người hơn, không phân biệt vị trí địa lý hay thời gian. Đồng thời tạo ra các sản phẩm văn hóa mới, hấp dẫn và phù hợp nhu cầu người dân; nâng cao nhận thức và hiểu biết về văn hóa của người dân, góp phần xây dựng xã hội văn minh, hiện đại.
CĐS trong lĩnh vực văn hóa là xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ số. Để thực hiện CĐS thành công, các tổ chức văn hóa cần có sự đầu tư về công nghệ, nhân lực và tài chính. Trong đó, phải thống nhất nhận thức chung từ các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh: Xác định CĐS là giải pháp, hướng đi tất yếu giúp lĩnh vực văn hóa tăng tốc bứt phá, phát triển bền vững, góp phần quảng bá văn hóa, con người, mảnh đất Bình Phước lên không gian mạng để được tiếp cận, giao thoa, thu hút sự quan tâm, tìm hiểu của nhân dân, du khách, các địa phương trong vùng và cả nước. Qua đó, tạo động lực phát triển mới, thu hút đầu tư vào lĩnh vực của ngành.
Từ thống nhất nhận thức chung tiến đến xây dựng Đề án CĐS trong lĩnh vực văn hóa, để xác định những nội dung trọng tâm, trọng điểm, lựa chọn, ưu tiên các lĩnh vực quan trọng để CĐS trước như: Di sản, di tích, lễ hội, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa các dân tộc; bảo tàng, thư viện; du lịch, làng nghề; truyền thông số, tuyên truyền số trong lĩnh vực văn hóa…
Ngành VH,TT&DL tỉnh tiếp tục đẩy mạnh CĐS các nội dung, phần việc đã triển khai, từ đó tổng kết, đánh giá để nhân rộng. Đồng thời tăng cường phối hợp các sở, ngành, địa phương thống kê, số hóa để xây dựng “dữ liệu số” của ngành, làm cơ sở hoạch định, định hướng phát triển đúng, trúng, chuẩn, nhanh và hiệu quả. Trước mắt, tiếp tục đẩy nhanh hoàn thiện việc kiểm kê, số hóa di tích, di sản văn hóa, lễ hội trên địa bàn tỉnh; số hóa các đầu sách tại Thư viện tỉnh; số hóa và xây dựng mô hình 3D về các hiện vật, bảo vật, các điểm đến hấp dẫn trên địa bàn tỉnh…
Ngành VH,TT&DL tỉnh tăng cường triển khai các hoạt động triển lãm số, du lịch số, văn hóa số, truyền thông số... trên thiết bị di động thông minh, trên mạng xã hội, trang thông tin điện tử của ngành. Đây sẽ là cầu nối để đưa các di sản, di tích văn hóa và giới thiệu, quảng bá truyền thống, nét đẹp văn hóa của con người Bình Phước, các điểm đến hấp dẫn, món ngon, du lịch trải nghiệm kết hợp mua sắm các sản phẩm OCOP của tỉnh... đến gần hơn với công chúng, du khách, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thời gian tới, ngành VH,TT&DL tỉnh cần chủ động phối hợp để tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng các ứng dụng chuyên ngành trên thiết bị di động; phát triển hạ tầng số (bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, tránh chồng chéo); lắp đặt wifi miễn phí tại các khu vực công cộng, di tích lịch sử, địa điểm văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh; số hóa 3D, công nghệ ảo và dán mã QR tại các điểm đến, trung tâm văn hóa, nhà văn hóa cộng đồng thôn, ấp… để nhân dân, du khách quét mã tìm hiểu thông tin./.