Tham dự có đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng thuộc Ban Tuyên giáo TW, Văn phòng Chính phủ, Bộ TTTT, Hội Nhà báo Việt Nam cùng lãnh đạo các đài PT-TH trong cả nước; các doanh nghiệp trong lĩnh vực PT-TH; hiệp hội…
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT) đã báo cáo đánh giá hoạt động PT-TH và phong trào thi đua lĩnh vực PT-TH năm 2018. Theo đó, 2018 là năm các đơn vị, địa phương triển khai mạnh mẽ nội dung các nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Quốc hội về tăng cường chỉ đạo quản lý, phát huy vai trò báo chí, xuất bản, xây dựng và triển khai tinh giảm đầu mối, thực hiện quy hoạch báo chí toàn quốc đến 2025…
Các đài PT-TH đã hoạt động đúng tôn chỉ mục đích, bám sát thực tiễn đời sống xã hội, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu tiếp cận thông tin của nhân dân. Nhiều đài PT-TH vẫn đang tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng và thời lượng chương trình. Việc hợp tác sản xuất chương trình giữa các đài ngày càng mang lại hiệu quả và quy mô lớn hơn các năm trước. Các hình thức hợp tác với quy mô Cụm và liên Cụm tiếp tục là một điểm nhấn, đặc biệt các đài PT-TH đã nối sóng chương trình trực tiếp với một số sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa diễn ra trên địa bàn, qua đó tạo sức hấp dẫn cho người xem. Chính việc mở rộng hợp tác, xã hội hóa trong hoạt động sản xuất chương trình vừa làm phong phú nội dung vừa góp phần giúp các đài tăng doanh thu. Nhìn chung trong năm qua các đài PT-TH đều đạt kế hoạch đề ra, nhiều đài còn vượt doanh thu so với những năm trước, đặc biệt có đài có doanh thu quảng cáo lớn như Đài PT_TH Vĩnh Long vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt trong năm 2018 (với doanh thu gần 2000 tỷ, tăng 27% so với năm 2017)
Hiện cả nước có 67 đài PT-TH gồm: 02 đài quốc gia (Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam); 01 Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC (trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam); 64 đài PT-TH địa phương (62 đài PT-TH của các tỉnh/thành phố trực thuộc TW; riêng TP.HCM có hai đài Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh và Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động độc lập) và 05 đơn vị hoạt động truyền hình không có hạ tầng phát sóng truyền hình riêng gồm: Truyền hình Quốc hội, Truyền hình Nhân dân, Truyền hình Thông tấn (VNews), Truyền hình Công an nhân dân (ANTV), Truyền hình Quốc phòng (QPVN). Đây là những cơ quan báo hình được hình thành phục vụ yêu cầu tuyên truyền của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ mới. Doanh thu (trong đó có doanh thu quảng cáo) toàn ngành PT-TH là: 11.079 tỷ đồng; trong đó, doanh thu của 64 đài PT-TH địa phương là: 6.189 tỷ đồng. Tính đến hết năm 2018, tổng doanh thu thuê bao truyền hình trả tiền ước đạt 8.000 tỷ đồng, tăng khoảng 2,5 % so với cùng kỳ năm 2017 (khoảng 7.800 tỷ đồng)...
Tuy nhiên, báo cáo cũng thẳng thắn chỉ ra những thách thức, hạn chế đối với lĩnh vực PT-TH trong thời gian tới nhất là trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0, xu thế toàn cầu hóa thông tin, sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông xã hội, khó khăn về nguồn thu của các cơ quan báo chí, xu hướng sát nhập, tinh gọn bộ máy… cũng đã tác động trực tiếp tới hoạt động báo chí nói chung và PT-TH nói riêng. Mặt khác, các đơn vị hoạt động truyền hình đang gặp khó khăn trong việc phát triển nguồn thu, đặc biệt từ quảng cáo, do bị cạnh tranh từ các nền tảng, loại hình truyền thông trên Internet, đặc biệt là từ các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam như Facebook, YouTube, Instagram, Tik Tok…
Tại Hội nghị, nhiều đài PT-TH các tỉnh đã nêu các ý kiến như xu hướng sáp nhập các cơ quan báo chí địa phương và tinh giảm đầu mối còn gặp nhiều khó khăn trong sắp xếp lại tổ chức, đảm bảo quyền lợi và tâm tư tình cảm người lao động. Cơ chế tự chủ ngân sách theo định hướng Quy hoạch báo chí cũng được một số đài PT-TH nêu ra; vấn đề liên kết trong lĩnh vực PT-TH; vai trò của nhà nước trong điều tiết kinh tế báo chí; vấn đề nguồn thu sụt giảm; sự cạnh tranh về tốc độ với mạng xã hội;…
Phát biểu tại Hội nghị, ông Lê Mạnh Hùng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo TW nhấn mạnh vai trò quan trọng của ngành PT-TH nói riêng trên mặt trận tư tưởng và định hướng xã hội. Dù lĩnh vực PT-TH vẫn có tính chính thống và sức ảnh hưởng lớn hơn các loại hình truyền thông khác, nhưng trong bối cảnh thông tin nhiều chiều trên các loại hình truyền thông như hiện nay. Mặt khác, cần tăng cường đấu tranh phản bác các thông tin tiêu cực, phản động; khích lệ các thông tin tích cực được kịp thời và chính xác là rất quan trọng, và cũng là trách nhiệm rất lớn của ngành PT-TH. Đặc biệt, các đài PT-TH cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có bản lĩnh, trí tuệ và đầu tư công nghệ nhằm nâng cao chất lượng nội dung, hình thức thể hiện trong giai đoạn tới.
Phát biểu định hướng chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã ghi nhận nỗ lực của các đài PT-TH trong năm 2018, trước sức ép của các loại hình truyền thông qua Internet nhưng vẫn giữ được nguồn thu quảng cáo không giảm, thậm chí tăng nhẹ là điều không hề dễ dàng. Đối với cơ chế tự chủ ngân sách, Bộ trưởng cho rằng đây là phép đo để các đài PT-TH các tỉnh tự đánh giá mức độ quan tâm của người dân đối với nội dung của mình. Bởi vậy, các đài PT-TH cần tự đặt mục tiêu tự chủ cho mình tối thiểu được khoảng 70%, qua đó tạo động lực phát triển nội dung hấp dẫn người dân hơn để phát triển nguồn thu từ quảng cáo.
Bộ trưởng cũng thẳng thắn chỉ rõ việc đấu tranh phản biện lại các thông tin tiêu cực, luận điệu sai trái của các đài PT-TH vẫn còn yếu, chưa như mong muốn. Thông tin tiêu cực kể cả thông tin phản cảm, thiếu nhân văn, giáo dục vẫn được các đài PT-TH khai thác nhiều hơn thông tin tích cực vì thu hút sự chú ý của dư luận hơn. Các Đài PT-TH, các phóng viên cần thay đổi cách ứng xử trong việc đưa tin chuẩn mực hơn, nhân văn hơn, cần phải nghĩ đến những giá trị khi mình làm nghề. Vì vậy, các Đài cần quay trở về giá trị cốt lõi, giá trị truyền thống lâu năm của mình, giữ lấy làm hồn cốt của mình, làm tư tưởng cốt lõi của mình, để tạo ra những nội dung có chất lượng cao hơn, thu hút nhiều người xem hơn, từ đó để mình đi xa hơn..
Bộ trưởng cũng đề nghị các cơ quan báo chí và PT-TH lúc nào cũng cần mang trong mình ý thức tạo nên sức mạnh dân tộc. Dòng chảy chính của xã hội Việt Nam là một dòng chảy tốt, trách nhiệm của các đài PT-TH là phải khơi dậy khát vọng về một Việt Nam hùng cường, tạo nên khát vọng một dân tộc hóa rồng vào năm 2045 và lan tỏa khát vọng đó tới 90 triệu người dân Việt Nam. Đặc biệt, các đài PT-TH cần phải có định vị riêng cho nội dung của mình, nếu không có thì các đài sẽ rất khó phát triển về lâu dài, và khó đi xa. Không gian mạng rất rộng lớn, nhưng vẫn cần phải có trục chính, và đó phải là các thông tin của báo chí và PT-TH. Hiện tại, nội dung của các đài PT-TH vẫn chưa được đưa nhiều lên Internet để người dân dễ tiếp cận. Năm 2018 đã cho thấy sự mất uy tín diện rộng của mạng xã hội (có tới 40% người dùng trên toàn cầu không còn tin vào mạng xã hội) vì tin giả (fake news) và vì không có trách nhiệm xã hội. Bởi vậy, những người làm PT-TH coi đây là một cơ hội, là dịp để nhìn lại chính mình và tạo ra nền tảng đi tiếp…
Theo Bộ trưởng, cuộc cách mạng công nghệ số trên thế giới không đảo chiều được nữa và sẽ có ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực trong hàng chục năm tới. Người nào không đi đầu, đi trước về công nghệ số thì chắc chắn sẽ bị tụt hậu. Việt Nam hiện xuất phát chậm hơn các nước trong khu vực. Do đó, Bộ trưởng chỉ đạo Cục PTTH&TTĐT cần chủ động tìm hiểu các công nghệ và xu thế truyền hình mới trên thế giới, tìm hướng phát triển mới cho các đài PT-TH trong thời gian tới.
Đối với xu hướng sát nhập các cơ quan báo đài trong cùng tỉnh thành thuộc TW, Bộ trưởng cho biết hiện có 2 tỉnh thí điểm mô hình này là tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành sáp nhập các cơ quan báo chí của địa phương như: Đài PT-TH Quảng Ninh, Báo Quảng Ninh và một số cơ quan truyền thông khác... để trở thành Trung tâm Truyền thông Quảng Ninh; hay mới đây nhất là Đăng Nhập Hi88
đã gửi xin ý kiến Bộ TTTT về việc hợp nhất 02 cơ quan báo, đài thành Đài PTTH và báo Bình Phước..., mục tiêu là để tập trung đầu mối chỉ đạo. Các đơn vị về cơ bản vẫn hoạt động tương đối độc lập. Bộ trưởng nêu rõ, dù triển khai theo mô hình nào thì cũng chỉ có một mục tiêu duy nhất là làm cho bộ máy vận hành tốt lên hơn, không có mục tiêu nào khác. Nếu không tốt hơn thì sẽ phải thay đổi.
Về phong trào thi đua, Bộ trưởng đề nghị năm tới tổ chức thiết thực hơn,mỗi năm nên có một chủ đề từ đầu năm để phát động phong trào. Theo dự kiến, Quý II/2019 Trung tâm Lưu chiểu dữ liệu Truyền thông số Quốc gia hoạt động ổn định, sẽ cung cấp thông tin cho các giám đốc Đài để nhìn thấy bức tranh của lĩnh vực của mình và điều chỉnh chính mình. Thậm chí từng đài có thể xem năm qua có bao nhiêu tin hướng này, bao nhiêu tin hướng kia, thậm chí đến từng nhóm phóng viên, xu thế của toàn xã hội như thế nào…
Bên cạnh đó, Bộ sẽ đề xuất Chính phủ tăng cường cấp ngân sách đặt hàng cơ quan báo chí trong đó có các đài PT-TH thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người; góp phần tăng thêm nguồn thu cho cơ quan báo chí, nâng cao chất lượng đời sống cho cán bộ, phóng viên; sớm ban hành đơn giá sản xuất chương trình truyền hình để làm căn cứ tính đúng, tính đủ trong công tác đặt hàng các cơ quan báo chí. Đặt hàng có chủ đề, đài nào, báo nào chất lượng tốt sẽ được đặt nhiều hơn.
Đồng thời, Bộ sẽ hỗ trợ cho Cục PTTH&TTĐT để tổ chức các hội thảo chuyên đề, tăng cường thông tin về ngành nghề, nắm bắt xu hướng phát triển ngành… Chủ động mời doanh nghiệp công nghệ giúp đỡ về mặt công nghệ cho lĩnh vực PT-TH, Bộ trưởng giao nhiệm vụ cho Cục PTTH&TTĐT.
Đặc biệt, Bộ trưởng yêu cầu sẽ xử lý nghiêm các hành vi vi phạm như phát tán tin giả, yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài phải tuân thủ pháp luật Việt Nam. Bởi Việt Nam là một quốc gia có chủ quyền kể cả chủ quyền trên không gian mạng, những công ty xuyên biên giới làm ăn ở Việt Nam phải có nghĩa vụ đóng thuế, phải tuân thủ luật pháp Việt Nam.
Bộ TTTT sẽ đứng ra tháo gỡ khó khăn chính sách để tạo điều kiện cho Đài PT-TH phát triển bền vững. Đồng thời, thay đổi cách quản lý theo hướng người đứng đầu tự chịu trách nhiệm nhiều hơn; tăng cường hậu kiểm để giải quyết bài toán cân bằng để phát triển bền vững cho các đài PT-TH, Bộ trưởng chỉ đạo.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: Hơn lúc nào hết, chúng ta cần đoàn kết, nhất trí để vượt qua khó khăn; chung sức đồng lòng với sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ. Nhân dịp này, Bộ trưởng kêu gọi toàn thể cán bộ công chức, viên chức và người lao động ngành PT-TH phát huy hết kết quả và thành tích phong trào thi đua đã đạt được trong năm qua, tiếp tục quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc, xây dựng ngành PT-TH ngày càng phát triển vững mạnh, tiếp tục khẳng định vị trí và vai trò chủ lực của ngành PT-TH trên mặt trận thông tin. Báo chí và PT-TH luôn phải là lực lượng xung kích, đi đầu trong việc tạo đồng thuận xã hội, tạo niềm tin xã hội và tạo ra khát vọng Việt Nam hùng cường.
Nguồn: BTTTT