Đăng Nhập Hi88: Trang Chủ

Đề án “Các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới”

Thứ bảy - 15/10/2022 21:07 2176
Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa; nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho người tham gia giao thông và người dân sống dọc các tuyến đường thủy nội địa; tăng cường điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng, phương tiện đường thủy nội địa nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới, ngày 16/4/2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới” tại Quyết định số 418/QĐ-TTg.
Theo đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2030 là phấn đấu đạt các nội dung hoạt động sau:
Thứ nhất, đối với kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa: cải tạo 100% các điểm đen tai nạn giao thông đường thủy nội địa trên các tuyến đường thủy nội địa chính; cải tạo các điểm tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa ở mức cao trên các tuyến đường thủy nội địa quốc gia.
Thứ hai, đối với phương tiện thủy: 100% phương tiện thủy nội địa được lắp đặt thiết bị nhận dạng tự động AIS, thiết bị thông tin liên lạc VHF và được đăng ký, đăng kiểm theo quy định; 100% phương tiện thủy chở khách ngang sông được trang bị đầy đủ áo phao và dụng cụ nổi cầm tay cho hành khách trên phương tiện theo quy định.
Thứ ba, đối với thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa, người tham gia giao thông đường thủy nội địa: 100% thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa được đào tạo, huấn luyện và được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn theo quy định; 100% người tham gia giao thông đường thủy nội địa, chủ cảng, bến thủy nội địa, chủ phương tiện, thuyền trưởng, người lái phương tiện và người dân sinh sống dọc các tuyến đường thủy nội địa được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa; 100% học sinh, sinh viên thường xuyên đi học bằng phương tiện thủy được tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa và được trang bị các kỹ năng cần thiết bảo đảm an toàn tính mạng khi xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa.
Đề án cũng định hướng sau năm 2030, hoàn thiện hệ thống pháp luật, quy hoạch và cơ chế chính sách về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa; đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; áp dụng khoa học - công nghệ tiên tiến trong hoạt động quản lý về an toàn giao thông đường thủy nội địa nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông đường thủy nội địa một cách bền vững.
Để đạt được các mục tiêu trên, Đề án đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau:
Một là, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch và cơ chế, chính sách;
Hai là, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa;
Ba là, nghiên cứu, phát triển đóng mới các mẫu phương tiện đường thủy nội địa có tính năng an toàn cao, giá thành rẻ, phù hợp với điều kiện từng vùng miền;
Bốn là, áp dụng khoa học công nghệ nâng cao chất lượng đào tạo và thi, kiểm tra cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa; tăng cường xã hội hóa công tác đào tạo; nghiên cứu, bổ sung các hình thức, phương pháp thi khoa học và phù hợp với một số loại, hạng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, người có trình độ học vấn thấp và đồng bào dân tộc thiểu số;
Năm là, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa;
Sáu là, tăng cường huy động nguồn vốn xã hội hóa đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa trên cơ sở các quy định của pháp luật; phát triển cảng, cơ sở công nghiệp đóng mới và sửa chữa phương tiện.
Bảy là, chủ động tiếp cận, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ trong công tác tổ chức, quản lý nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa; tăng cường công tác quản lý cảng, bến thủy nội địa, đặc biệt tại các tỉnh chưa thành lập cảng vụ đường thủy nội địa; hoàn thiện cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý, điều hành quốc gia về lĩnh vực giao thông vận tải đường thủy nội địa, có kết nối và chia sẻ dữ liệu với lực lượng Công an và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cán bộ làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức tôn giáo ở địa phương có liên quan đến công tác trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa.
Thủ tướng Chính phủ đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện Đề án, trong đó, giao Bộ Giao thông vận tải là cơ quan chủ trì hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án này.

Tác giả bài viết: Hồng Lợi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,203
  • Hôm nay314,099
  • Tháng hiện tại7,194,055
  • Tổng lượt truy cập380,314,392
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây