Đăng Nhập Hi88: Trang Chủ

Chữ ký số là gì? có đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng?

Thứ ba - 19/07/2022 16:00 4248
"Chữ ký số" là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác (Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử).
Chữ ký số của cán bộ, công chức, viên chức là chữ ký số chuyên dùng Chính phủ do Ban Cơ yếu Chính phủ cấp.
Nội dung, vai trò
Chữ ký số tương tự như chữ ký thông thường, đảm bảo nội dung tài liệu là đáng tin cậy, chính xác, không hề thay đổi trên đường truyền và cho biết người tạo ra tài liệu là ai. Tuy nhiên, chữ ký số khác chữ ký thường, vì nó tuỳ thuộc vào văn bản. Chữ ký số sẽ thay đổi theo văn bản còn chữ ký thường thì không hề thay đổi.
Chữ ký số được sử dụng để cung cấp chứng thực chủ sở hữu, tính toàn vẹn dữ liệu và chống chối bỏ nguồn gốc trong rất nhiều các lĩnh vực.
Giải pháp dùng chữ ký số là tối ưu vì nó có hiệu lực pháp luật, do đó không cần in ấn tài liệu mà vẫn có thể xác nhận được tài liệu, đảm bảo tính toàn vẹn và không chối bỏ. Chữ ký số được phát hành bởi bên thứ ba là cơ quan chứng thực có thẩm quyền cấp phát, thu hồi, quản lý chứng chỉ số cho các thực thể thực hiện các giao dịch an toàn (Certificate Authority hoặc CA) nên đảm bảo tính khách quan. Như vậy, quá trình tạo chữ ký số, xác nhận các yêu cầu pháp lý, bao gồm xác thực người ký, xác thực tin nhắn, là thành công và hiệu quả.
Chính vì những ưu điểm của chữ ký số, nó được dùng trong nhiều ứng dụng: Đảm bảo an ninh truyền thông, ngân hàng trực tuyến, thương mại điện tử, đảm bảo an ninh cho thư điện tử, …
Theo kết quả thống kê từ báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, đến nay đã có 86,7% các cơ quan đã triển khai tích hợp chữ ký số chuyên dùng Chính phủ vào hệ thống quản lý văn bản và điều hành dùng chung theo quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư. Phần lớn dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đã được tích hợp chữ ký số chuyên dùng Chính phủ, có cơ quan đạt 100% số lượng dịch vụ công hoàn toàn sử dụng chữ ký số.
Cách triển khai, cách làm
Đăng ký sử dụng với Ban Cơ yếu Chính phủ: Tổ chức, cá nhân đăng ký trực tiếp với Ban Cơ yếu Chính phủ theo mẫu quy định tại Thông tư số 185/2019/TT-BQP (Hiện nay đối với cấp xã đã cung cấp 10.422 chứng thư số cho tổ chức, đạt khoảng 98% và 11.681 chứng thư số cho lãnh đạo cấp xã, đạt khoảng 49%).
Sau khi cung cấp chứng thư số Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp công cụ, phần mềm, hỗ trợ kỹ thuật (tổng đài 024.37.73.86.68),… để sử dụng, tích hợp với các hệ thống thông tin.

Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Dịnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,229
  • Hôm nay306,250
  • Tháng hiện tại7,186,206
  • Tổng lượt truy cập380,306,543
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây