Theo Địa chí Bình Phước, Đăng Nhập Hi88
có vị trí tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển du lịch. Xét về mặt địa lý, du khách từ các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh và Vương quốc Campuchia khá thuận tiện, nhanh chóng khi đến với tỉnh. Vì Bình Phước là cửa ngõ và là cầu nối với khu vực Tây Nguyên - vùng đất có nhiều nét văn hóa độc đáo; Bình Phước giáp các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - một trong những vùng kinh tế năng động, phát triển nhất nước. Đặc biệt, tỉnh có đường biên giới dài 260,433 km giáp các tỉnh Kratié, Kôngpông Chàm, Mundunkiri thuộc Campuchia - đất nước “Chùa tháp” có nhiều điểm du lịch hấp dẫn.
Đến với Bình Phước, du khách không thể bỏ qua những địa điểm sau:
1. Các thác nước đẹp:
*Thác Đắk Mai thuộc địa bàn huyện Bù Gia Mập, có độ cao 15m, là một trong những thác nước đẹp trên dòng chảy của Sông Bé. Thác có một dải nước trắng xóa đột ngột đổ xuống tạo nên sự hùng vĩ hiếm có.
*Thác Bảy Tầng thuộc xã Thanh Hòa, huyện Bù Đốp, có chiều cao 4 m, rộng 3,6 m, dải nước 3 m, dốc 75 độ, cảnh quan thiên nhiên rất hữu tình, nước chảy từ tháng 7 - tháng 10, thích hợp cho tham quan, cắm trại.
*Thác Voi thuộc xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, rộng 13m, cao 14m, dốc đứng 90 độ, cảnh quan rất hoang sơ, phù hợp cho du lịch dã ngoại, nghiên cứu.
*Thác Đứng thuộc xã Đoàn Kết, huyện Bù Đăng, diện tích khoảng 1ha, rất hùng vĩ, phù hợp cho du lịch sinh thái.
*Khu du lịch Thác số 4 thuộc xã Tân Lợi, huyện Hớn Quản, có diện tích 20 ha, cảnh quan rất đẹp, phù hợp cho du lịch nghỉ dưỡng, khám phá.
2. Sóc Bom Bo thuộc xã Bình Minh, huyện Bù Đăng. Tại đây, du khách sẽ có dịp ôn lại những năm tháng kháng chiến hào hùng của đồng bào dân tộc S’Tiêng hướng về cách mạng với hoạt động giã gạo nuôi quân; được hòa mình vào những âm thanh rộn ràng của tiếng chày xen lẫn tiếng cồng chiêng; uống rượu cần, thưởng thức món thịt nướng, nghe già làng kể chuyện về buôn, sóc bên ánh lửa hồng.
3. Trảng cỏ Bù Lạch thuộc xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, diện tích 140 ha, gồm 20 trảng cỏ lớn, nhỏ, có hồ nước, rừng, thác, ghềnh độc đáo, rất phù hợp cho du ngoạn dã ngoại, cắm trại.
4. Núi Bà Rá là di tích lịch sử quốc gia thuộc phường Sơn Giang, thị xã Phước Long, có độ cao 723 m, diện tích 1.200 ha. Do có địa hình hiểm trở, nơi đây đã ghi dấu nhiều chiến tích của quân và dân Bình Phước. Năm 1925, thực dân Pháp cho xây dựng ở đây một nhà tù lớn để giam giữ tù nhân gồm tù chính trị và thường phạm. Bọn cai ngục dùng nhiều thủ đoạn dã man để tra tấn tù nhân, nhưng với ý chí kiên cường, không khuất phục trước kẻ thù, các chiến sĩ cộng sản đã biến nơi đây thành môi trường để rèn luyện bản lĩnh, ý chí cách mạng. Bên sườn núi phía Tây có hang dơi, hang cây sung là nơi bám trụ của đội công tác núi Bà Rá trong kháng chiến, đã gây cho địch nhiều nỗi kinh hoàng.
Núi Bà Rá không những là di tích lịch sử mà còn là một thắng cảnh đẹp nổi tiếng với Sông Bé uốn lượn dưới chân núi với Thác Mẹ, Thác Mơ và hệ động vật, thực vật phong phú. Đặc biệt, núi Bà Rá đã xây dựng được hệ thống cáp treo hiện đại, thu hút du khách tới tham quan, du lịch về nguồn, du lịch khám phá.
5. Hồ thủy điện Thác Mơ thuộc phường Thác Mơ, thị xã Phước Long, diện tích khoảng 26.160 ha. Phong cảnh hồ còn hoang sơ, rất phù hợp cho các chuyến tham quan, cắm trại, khám phá, dưỡng sinh.
6. Căn cứ Tà Thiết là di tích lịch sử quốc gia thuộc xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh, có diện tích 3.500 ha. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, căn cứ Bộ Chỉ huy Miền đóng tại Tà Thiết là căn cứ cuối cùng được thành lập ở chiến trường miền Nam. Ngày 7/4/1972, Lộc Ninh được giải phóng, trụ sở của Bộ Chỉ huy miền đóng tại khu B chiến khu Dương Minh Châu - Tây Ninh được dời về khu vực Tà Thiết. Đây là trung tâm đầu não được mệnh danh là “khu rừng Chính phủ”, là nơi ở và làm việc của cơ quan B2. Căn cứ được xây dựng quy mô lớn, hệ thống hầm, hào, trạm xưởng, trường lớp được xây dựng chắc chắn, bảo đảm tốt cho việc huấn luyện và chiến đấu. Căn cứ là điểm tập kết quân lớn nhất từ miền Bắc vào Nam để chuẩn bị cho Chiến dịch Hồ Chí Minh, Đại thắng mùa Xuân năm 1975. Tại đây, vào tháng 3/1973, đã diễn ra Đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn Miền lần thứ III; tháng 9/1973, diễn ra Hội nghị quân chính toàn Miền; tháng 10/1973, diễn ra Hội nghị quán triệt học tập Nghị quyết 21 của Trung ương Đảng cho cán bộ cấp cao của Miền và các tỉnh; ngày 3/4/1975, tại đây đồng chí Phạm Hùng - Bí thư Trung ương Cục miền Nam đã quán triệt Chỉ thị của Bộ Chính trị về quyết tâm và phương án giải phóng Sài Gòn; ngày 8/4/1975, đồng chí Lê Đức Thọ thay mặt Bộ Chính trị phổ biến Nghị quyết thành lập Bộ Chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định.
Với ý nghĩa lịch sử to lớn, ngày 16/11/1988, Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng Căn cứ Quân ủy - Bộ Chỉ huy các lực lượng vũ trang quân giải phóng miền Nam Việt Nam (Tà Thiết) là di tích lịch sử quốc gia. Ngày 20/4/1995, di tích Tà Thiết được phục hồi lại nguyên trạng, gồm các hạng mục: Bếp Hoàng Cầm, Hầm Giao ban, Hầm chữ A, Hội trường, nhà ở và nhà làm việc của các đồng chí lãnh đạo như: Đại tướng Lê Đức Anh, Thượng tướng Trần Văn Trà, Thiếu tướng Nguyễn Thị Định, Chính ủy Phạm Hùng… Từ năm 1997 đến nay, di tích đã nhiều lần được trùng tu, sửa chữa khang trang, gồm các hạng mục: Tượng đài chiến thắng, đền thờ chính, nhà truyền thống, nhà đón tiếp, cổng chào, khu quảng trường và hàng rào bảo vệ...; trở thành điểm tham quan của nhiều du khách trong và ngoài nước. Ngày 23/12/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định công nhận Di tích căn cứ Bộ Chỉ huy quân giải phóng miền Nam Việt Nam là di tích quốc gia đặc biệt. Khu căn cứ Tà Thiết là địa chỉ đỏ cách mạng nhằm giới thiệu truyền thống đấu tranh, nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị lịch sử cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ, nhân dân Đăng Nhập Hi88
nói riêng và cả nước nói chung.
7. Các chùa:
*Chùa Quang Minh tọa lạc trên Quốc lộ 14 thuộc phường Tân Đồng, thị xã Đồng Xoài. Chùa được khởi công xây dựng từ năm 1952, được trùng tu năm 1990. Hàng năm vào các dịp rằm, tết cổ truyền dân tộc, lễ Phật đản, du khách cùng bà con phật tử đến thắp nhang cầu khấn những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình và xã hội.
*Đình thần Hưng Long tọa lạc tại khu phố 5, thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành. Đình được xây dựng khoảng năm 1850. Kiến trúc đình rất độc đáo. Du khách thường đến đây vào các ngày mùng 1 âm lịch và ngày rằm hằng tháng để cầu mong cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
*Chùa Sóc Lớn tọa lạc tại ấp Sóc Lớn, xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh. Chùa được xây dựng khoảng năm 1931. Đây là ngôi chùa của bà con Khmer. Vào các dịp lễ Phật đản, lễ Đôlta, Tết Chol Chnam Th’mây, bà con người Khmer tổ chức các hoạt động lễ hội văn hóa tại đây./.