Link liên kết Bộ pháp điển điện tử: Tại đây.
Theo đó, Bộ pháp điển điện tử được đăng công khai trên môi trường mạng (internet), giúp cá nhân, tổ chức có thể truy cập, khai thác, sử dụng, tìm kiếm thông tin miễn phí. Hiện nay, Bộ pháp điển điện tử được đăng trên Cổng thông tin điện tử pháp điển (
//phapdien.moj.dangnhaphi88.com/). Cổng thông tin điện tử pháp điển là điểm truy cập duy nhất về công tác pháp điển hệ thống QPPL của nhà nước trên môi trường mạng, do nhà nước giữ bản quyền và giao Bộ Tư pháp thống nhất quản lý, duy trì, đăng tải Bộ pháp điển điện tử.
Kết quả pháp điển chủ đề đất đai và 35 đề mục (được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 13/6/2017) đã được cập nhật trong Bộ pháp điển điện tử. Ngoài ra, nhiều đề mục đã được các Bộ, ngành thực hiện pháp điển xong nhưng chưa trình Chính phủ thông qua. Bộ Tư pháp đăng tạm thời trong mục Kết quả pháp điển đã thẩm định trên Cổng thông tin điện tử pháp điển.
Trước đó, ngày 16/4/2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh pháp điển hệ thống QPPL. Đây là văn bản quan trọng tạo cơ sở pháp lý để xây dựng Bộ pháp điển. Pháp lệnh pháp điển được ban hành nhằm tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước ở trung ương, trong một thời gian nhất định và theo một trình tự, thủ tục thống nhất, tiến hành rà soát, tập hợp các quy phạm pháp luật hiện hành ở cấp trung ương, sắp xếp các quy phạm đó theo một trật tự với bố cục logic, hợp lý và dễ dàng tra cứu thành Bộ pháp điển.
Theo quy định tại Pháp lệnh pháp điển, Bộ pháp điển là tập hợp các QPPL đang còn hiệu lực trong các văn bản QPPL do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành (từ thông tư trở lên), trừ Hiến pháp. Các QPPL hết hiệu lực bị loại bỏ ra khỏi Bộ pháp điển và các QPPL mới ban hành được cập nhật vào Bộ pháp điển kịp thời. Mỗi chủ đề chứa đựng QPPL điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội nhất định được xác định theo lĩnh vực. Trong mỗi chủ đề có một hoặc nhiều đề mục. Mỗi đề mục chứa đựng các QPPL điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội nhất định. Trong một đề mục có cấu trúc gồm các phần, chương, mục theo cấu trúc của văn bản có giá trị pháp lý cao nhất pháp điển vào đề mục đó.
Thẩm quyền và trách nhiệm thực hiện pháp điển không được giao tập trung cho một cơ quan cụ thể. Tại Điều 4, Pháp lệnh pháp điển quy định các cơ quan có thẩm quyền thực hiện pháp điển bao gồm các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng Quốc hội và Văn phòng Chủ tịch nước (27 cơ quan). Bộ Tư pháp được giao tổ chức thẩm định các đề mục trước khi trình Chính phủ thông qua kết quả pháp điển./.
Nhật Phong