Đăng Nhập Hi88: Trang Chủ

Chủ rừng phải tổ chức thực tập phương án chữa cháy rừng

Thứ sáu - 30/11/2018 23:25 492
(CTTĐTBP) - Chủ rừng phải lập và tổ chức thực tập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

Ảnh minh họaNội dung trên quy định tại Nghị định 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Nghị định nêu rõ các khu rừng phải có quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy rừng; có biển báo, biển cấm lửa được bố trí tại các vị trí quy định, phù hợp với đặc điểm và tính chất cháy của từng loại rừng; có phương án phòng cháy và chữa cháy rừng quy định tại Điều 45 của Nghị định này; có các công trình phòng cháy và chữa cháy rừng phù hợp với đặc điểm và tính chất của từng loại rừng; trang bị phương tiện, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy rừng phù hợp với đặc điểm và tính chất cháy của từng loại rừng theo phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; có lực lượng phòng cháy và chữa cháy được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng và tổ chức thường trực sẵn sàng, đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ; có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

Đối với các khu rừng có đường sắt, đường dây điện cao thế, đường ống dẫn khí đốt, dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ đi qua và công trình có nguy cơ gây cháy rừng phải có đường băng cản lửa, hành lang an toàn phù hợp với từng loại công trình theo quy định của pháp luật và thường xuyên kiểm tra, dọn sạch vật liệu cháy trong đường băng cản lửa.

Khi đốt nương, rẫy, đồng ruộng, đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng và làm giảm vật liệu cháy trong rừng, người sử dụng lửa phải thực hiện biện pháp an toàn phòng cháy và chữa cháy; không đốt vào những ngày có dự báo nguy cơ cháy rừng ở cấp IV, cấp V...

Nghị định nêu rõ chủ rừng; đội phòng cháy và chữa cháy rừng nơi gần nhất; cơ quan Kiểm lâm hoặc cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ nơi gần nhất; chính quyền địa phương sở tại hoặc cơ quan Công an, Quân đội nơi gần nhất khi nhận được tin báo về cháy rừng xảy ra trong địa bàn được phân công quản lý phải nhanh chóng huy động lực lượng, phương tiện đến tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiết khác biết để chi viện chữa cháy; trường hợp cháy rừng xảy ra ngoài địa bàn được phân công quản lý thì sau khi nhận được tin báo cháy phải bằng mọi cách nhanh chóng báo cho các cơ quan, đơn vị quản lý địa bàn nơi xảy ra cháy biết để xử lý và tham gia chữa cháy rừng.

Chủ rừng xác định mức độ rừng bị thiệt hại sau khi cháy. Căn cứ mức độ thiệt hại, chủ rừng xác định và thực hiện các giải pháp phục hồi rừng sau khi cháy gồm: khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ sung hoặc trồng rừng mới./.

Tác giả bài viết: TT.THCB (VGP News)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,525
  • Hôm nay227,640
  • Tháng hiện tại6,741,981
  • Tổng lượt truy cập379,862,318
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây