Khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn đia lý hạt điều Bình Phước gồm: các huyện Bù Gia Mập (8 xã), Phú Riềng (10 xã), Bù Đăng (16 xã/thị trấn), Bù Đốp (7 xã/thị trấn), Đồng Phú (11 xã/thị trấn), Lộc Ninh (16 xã/thị trấn), Hớn Quảng (4 xã), Chơn Thành (2 xã) và các thị xã Bình Long (2 xã), Phước Long (7 xã), Đồng Xoài (8 xã/phường), Đăng Nhập Hi88
. Ảnh: Intetnet.
Ngoài ra, cả nước hiện mới có khoảng 140 nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể được đăng ký, được bảo hộ trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản. Trong số đó, có rất ít nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ ở nước ngoài như: Nước mắm Phú Quốc hay cà phê Trung Nguyên…
Trên thực tế, chỉ dẫn địa lý đã và đang chứng minh vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể, quá trình bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã tác động tích cực và rõ ràng đến nhận thức, sự quan tâm, đầu tư về nguồn lực của các địa phương. Đồng thời, chỉ dẫn địa lý cũng đã tác động rõ ràng đến nhận thức của doanh nghiệp, người dân, đến danh tiếng, giá trị của các sản phẩm được bảo hộ. Giá bán của các sản phẩm sau khi chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đều có xu hướng tăng, đặc biệt là một số sản phẩm như: Nước nắm Phú Quốc (Kiên Giang), cam Cao Phong (Hòa Bình), mật ong Bạc Hà Đồng Văn (Hà Giang)...
Ngoài ra, chỉ dẫn địa lý cũng đã giúp các địa phương hình thành được các tổ chức tập thể như Hội/Hiệp hội, đại diện cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh để tham gia hoạt động quản lý, phát triển thị trường sản phẩm chỉ dẫn địa lý, góp phần trong hoạt động tổ chức sản xuất, thương mại sản phẩm trên thị trường.
Tuy nhiên, việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm nông nghiệp và quá trình xây dựng, quản lý chỉ dẫn địa lý vẫn gặp nhiều khó khăn, từ hoạt động xây dựng hồ sơ đăng ký đến xây dựng thể chế, huy động nguồn lực, sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong quản lý, quảng bá và nâng cao hiệu quả của các chỉ dẫn địa lý đã được nhà nước bảo hộ. Những khó khăn đó thể hiện trên hai khía cạnh: Thứ nhất là về hoạt động xây dựng hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý; thứ hai là trong hoạt động quản lý chỉ dẫn địa lý, nhiều khó khăn, bất cập đã xuất hiện trong thời gian qua như mô hình quản lý đa dạng và chưa thống nhất, đặc biệt là vai trò của tổ chức tập thể còn chưa rõ ràng, tạo gánh nặng lên quản lý nhà nước, đồng thời lại không phát huy hết vai trò và năng lực của tổ chức tập thể, doanh nghiệp và người dân.
Việc sản xuất nông nghiệp vẫn còn mang tính chất nhỏ lẻ, sản phẩm chủ yếu sản xuất thủ công, số lượng ít, chưa chú trọng đến tạo logo, nhãn mác, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý chưa được sử dụng nhiều nên khai thác thương mại chưa hiệu quả đã và đang là một trong những điểm yếu nhất của nông sản Việt. Bên cạnh đó, hiện vẫn chưa có sự hợp tác, kết nối giữa cơ quan quản lý, nhà sản xuất và người tiêu dùng trong vấn đề này. Điều đó dẫn tới tình trạng nhiều nhà sản xuất tại địa phương được bảo hộ nhưng không sử dụng logo chỉ dẫn địa lý vì không biết mình có quyền…
Trước những yêu cầu cấp bách trong việc xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông sản, ngày 08/8/2018, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công thương đã ký Quy chế phối hợp trong xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý nhằm quy định nguyên tắc, nội dung và phương thức phối hợp giữa 3 Bộ trong công tác quản lý nhà nước về chỉ dẫn địa lý, hoạt động xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý của Việt Nam.
Quy chế nhằm mục tiêu: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chỉ dẫn địa lý, hiệu quả kinh tế - xã hội của bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhận thức của người sản xuất và tiêu dùng đối với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; Nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng chỉ dẫn địa lý của các tổ chức, cá nhân, hiệu quả trong hoạt động liên kết vùng để phát triển các sản phẩm chủ lực của liên tỉnh, liên vùng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, giá trị sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước; Góp phần triển khai hiệu quả các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các tuyên bố chung của Việt Nam với các nước liên quan về chỉ dẫn địa lý.
Quy chế này được kỳ vọng sẽ là cơ sở để các Bộ phối hợp, tập trung nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, hỗ trợ các chỉ dẫn địa lý phát huy tối đa hiệu quả, giá trị của sản phẩm được bảo hộ, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Việt trong bối cảnh hội nhập thị trường quốc tế./.