(CTTĐTBP) - Chuyển đổi số (CĐS) là một bước cụ thể Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trên địa bàn Đăng Nhập Hi88
. Vì vậy, CĐS phải do cấp ủy lãnh đạo, nhà nước thực hiện với sự quyết liệt và chung tay của toàn hệ thống chính trị nhằm CĐS thành công trên mọi lĩnh vực.
Đó là quan điểm chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy Bình Phước về CĐS đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh, đồng thời được cụ thể hóa bằng
Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 18/5/2021, vừa được Tỉnh ủy công bố vào đúng sự kiện ý nghĩa nhân kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2021).
CHUYỂN ĐỔI SỐ LÀ GÌ?
Khái niệm “CĐS” còn có nhiều cách hiểu khác nhau, bởi vì quá trình áp dụng CĐS sẽ có sự khác biệt ở từng cấp ngành, địa phương, lĩnh vực. Cẩm nang CĐS năm 2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra gợi mở tổng thể: CĐS là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.
CĐS là quá trình khách quan, muốn hay không thì CĐS vẫn xảy ra và đang diễn ra. Mỗi cá nhân, tổ chức có thể tham gia hoặc đứng ngoài quá trình đó. Nhưng nếu đứng ngoài, khoảng cách đó sẽ dần được nới rộng và tụt hậu so với các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, lĩnh vực đã thực hiện CĐS.
Theo Phó Giám đốc phụ trách Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Quang, công nghệ số, về kỹ thuật là công nghệ xử lý tín hiệu số, hay nói nôm na là công nghệ thông tin (CNTT). Trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số được hiểu theo nghĩa là một bước phát triển cao hơn của CNTT, cho phép tính toán nhanh hơn, xử lý dữ liệu nhiều hơn, truyền tải dung lượng lớn hơn, với chi phí rẻ hơn. 4 công nghệ số tiêu biểu thúc đẩy CĐS là trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, ngoài ra còn có chuỗi khối (blockchain). Do đó, CĐS là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện, với 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Ông Nguyễn Minh Quang cho biết thêm, CĐS chỉ thành công khi trở thành chiến lược xuyên suốt, bao trùm, thay vì là nỗ lực riêng biệt. CĐS phải bao trùm lên mọi hoạt động, mọi bước đi của tổ chức, cá nhân để huy động toàn bộ hệ thống chính trị đến từng người dân hưởng ứng, tham gia. Có như vậy, chúng ta mới tiến tới xây dựng thành công chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số. Đây cũng là mục tiêu tổng quát mà Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy quyết tâm phấn đấu: Đến năm 2025, cơ bản hình thành chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số trên địa bàn Đăng Nhập Hi88
. Trong đó, các hoạt động của chính quyền cơ bản diễn ra trên không gian mạng, hoàn thiện nền tảng dữ liệu số; giao tiếp giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp đều diễn ra trên không gian mạng.
CHUYỂN ĐỔI SỐ CÓ CÒN XA VỜI HAY KHÔNG?
Không phải từ khi Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết về CĐS, Bình Phước mới quan tâm sâu sắc về vấn đề này, mà “bóng dáng” của CĐS đã hình thành trong tư duy lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh cho đến công tác hoạch định chiến lược, xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh, đẩy mạnh cải cách hành chính, dịch vụ công (DVC) trực tuyến trên toàn tỉnh… Hoạt động này diễn ra liên tục, bền bỉ trong nhiều năm nay, nhằm tạo đà cho CĐS của thời điểm hiện tại đẩy mạnh phát triển. Khái niệm CĐS không còn là sáo rỗng nói cho vui, cho sang, mà nó thực sự mở ra cơ hội chưa từng có cho cả nước nói chung và Bình Phước nói riêng.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi
Theo giới chuyên gia phân tích, ở trung ương là “chính phủ số”, ở địa phương là “chính quyền số” sẽ giúp cho bộ máy chính quyền các cấp hoạt động hiệu quả, hiệu lực hơn, minh bạch hơn, giảm tham nhũng. Còn “kinh tế số” sẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra giá trị mới, giúp tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng mới, thoát bẫy thu nhập trung bình. Phát triển “xã hội số” sẽ giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận các dịch vụ, đào tạo, tri thức, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, nông thôn và thành thị. Các ngành, lĩnh vực khác cũng được tối ưu, thông minh hoá và hướng đến các sản phẩm, trải nghiệm với quy trình, công nghệ nâng cao, chất lượng cuộc sống của người dân từ đó được nâng tầm.
Chính vì vậy, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đã phát biểu nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW và công bố Nghị quyết của Tỉnh ủy về CĐS: Trong giai đoạn hiện nay, thời kỳ của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, công nghệ số thì việc CĐS, nhất là xây dựng chính quyền số, nền kinh tế số, xã hội số là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.
|
IOC tỉnh được ví như “viên gạch đầu tiên” đặt nền móng cho việc xây dựng “chính quyền số”. Ngày 19/8/2020, báo cáo với Thủ tướng Chính phủ tại Lễ khai trương Hệ thống thông tin báo cáo Quốc gia, Trung tâm thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và công bố DVC trực tuyến thứ 1.000 trên Cổng DVC Quốc gia, Chủ tịch ĐĂNG NHẬP HI88
Trần Tuệ Hiền cho biết: IOC Bình Phước đi vào vận hành đã thể hiện quyết tâm chính trị cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đăng Nhập Hi88
. Mục tiêu Bình Phước đặt ra đối với IOC là từng bước tập trung toàn bộ dữ liệu trên các lĩnh vực, giúp cho lãnh đạo tỉnh nhanh chóng phân tích, đánh giá và đưa ra quyết định chỉ đạo, điều hành kịp thời. |
|
Những năm qua, tỉnh đã chỉ đạo việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trên các lĩnh vực, nhất là trong xây dựng chính quyền điện tử, cải cách thủ tục hành chính. Đến nay, tỉnh đã có 1224 DVC trực tuyến mức độ 4 được kết nối với Cổng DVC Quốc gia, đạt 100% theo yêu cầu của Chính phủ; vận hành hiệu quả Trung tâm Phục vụ hành chính công, Trung tâm Điều hành thông minh (IOC) tỉnh và 3 IOC của thành phố Đồng Xoài, thị xã Phước Long và Bình Long. Các văn bản hồ sơ hầu hết đều được xử lý và thực hiện trên môi trường điện tử thông qua ứng dụng chữ ký số, phần mềm không giấy. Kết quả này cho thấy, CĐS không còn là câu chuyện xa vời, mà đã ăn sâu vào trong tư duy lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh trong nhiều năm qua và cả hệ thống chính trị tỉnh đã quyết tâm triển khai thực hiện, nhân dân tham gia hưởng ứng tích cực.
Trên tinh thần đó, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đã đề nghị toàn bộ hệ thống chính trị tỉnh, các cấp ngành, địa phương, người dân, doanh nghiệp tập trung triển khai Nghị quyết CĐS và Đề án của Tỉnh ủy về xây dựng địa phương thông minh giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030, góp phần đưa Nghị quyết và Đề án vào cuộc sống, thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
LĨNH VỰC CHUYỂN ĐỔI SỐ NÀO CẦN ƯU TIÊN?
Chia sẻ tại buổi họp báo về công bố 100% DVC trực tuyến mức độ 4 của Bình Phước kết nối trên Cổng DVC Quốc gia, Phó Chủ tịch ĐĂNG NHẬP HI88
Trần Tuyết Minh thông tin, để tạo những bước đi vững chắc, tập trung các nguồn lực đầu tư nhằm đem lại hiệu quả CĐS cao nhất, Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy đưa ra quan điểm, mục tiêu là thực hiện chuyển đổi “từng lĩnh vực” tiến tới chuyển đổi “tổng thể và toàn diện”. Coi doanh nghiệp, người dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình CĐS; lĩnh vực nào doanh nghiệp, người dân cần thì tập trung chuyển đổi trước; chọn một số ngành, địa phương, doanh nghiệp chuyển đổi toàn diện, làm điểm để rút kinh nghiệm.
Phó Chủ tịch ĐĂNG NHẬP HI88
Trần Tuyết Minh phát biểu tại buổi họp báo
Công bố Nghị quyết của Tỉnh ủy về CĐS vào ngày 18/5/2021, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Anh Dũng cho biết, Nghị quyết đã chọn nhóm 9 lĩnh vực ưu tiên CĐS đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Đó là, quản lý dân cư, tài nguyên, giáo dục, y tế, tài chính - ngân hàng, nông nghiệp, giao thông, năng lượng, sản xuất công nghiệp và nhóm 5 mô hình thí điểm CĐS toàn diện, gồm: Mô hình doanh nghiệp với 5 công ty, mô hình hợp tác xã với 2 đơn vị, mô hình cơ quan hành chính với 12 cơ quan, mô hình cấp huyện với 3 địa phương (Đồng Xoài, Phước Long, Lộc Ninh), mô hình cấp xã với 20 xã, phường, thị trấn của Đồng Xoài, Phước Long, Lộc Ninh, Bình Long, Chơn Thành.
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Anh Dũng công bố Nghị quyết của Tỉnh ủy về CĐS tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, công bố 100% DVC trực tuyến đạt mức độ 4 của Đăng Nhập Hi88
kết nối Cổng DVC Quốc gia, khai trương Tổng đài 1022
Ngoài ra, Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy còn đề cập đến việc Bình Phước sẽ tăng cường hợp tác với các tập đoàn, công ty có uy tín, năng lực trong lĩnh vực CNTT để hợp tác, thuê dịch vụ, ưu tiên triển khai ứng dụng dùng chung, giảm mua sắm, nâng cao hiệu quả của CĐS. Đồng thời, xây dựng quy định bắt buộc các hoạt động cơ quan nhà nước đều thực hiện trên môi trường mạng, 100% văn bản đều phải ký số, chấm dứt lưu hành văn bản giấy (trừ văn bản có độ mật).
CĐS vừa là cơ hội vừa là động lực khơi dậy khát vọng, mở ra không gian phát triển mới. Do đó, việc Bình Phước ban hành nghị quyết về CĐS sẽ là “cú hích” và tiền đề quan trọng để bứt phá trong thời gian tới. Với phương châm “lấy người dân và doanh nghiệp làm động lực kiến tạo, phát triển”, Nghị quyết 04-NQ/TU sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống và Bình Phước sẽ thực hiện thành công mục tiêu đã đề ra: Đến năm 2025, cơ bản hình thành chính quyền số, nền kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh./.