Để tiếp tục phát huy giá trị ứng dụng CSDLQG về DC trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch ĐĂNG NHẬP HI88
yêu cầu Bảo hiểm Xã hội tỉnh, Công an tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương, nghiêm túc triển khai thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh theo Quy trình số 2286/C06-TCKT đảm bảo việc chi trả qua tài khoản được kịp thời, nhanh chóng, đúng đối tượng, tránh lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm, góp phần vào công tác phòng, chống tội phạm.
Chủ tịch UBND giao Bảo hiểm Xã hội tỉnh phối hợp với lực lượng Công an hướng dẫn Bảo hiểm Xã hội cấp huyện, cán bộ phụ trách công tác bảo hiểm xã hội cấp xã rà soát, làm sạch dữ liệu đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội để cập nhật vào CSDLQG về DC phục vụ chi trả không dùng tiền mặt.
Công an tỉnh phối hợp Bảo hiểm Xã hội tỉnh đến các địa điểm chi trả (lịch chi trả do cán bộ bảo hiểm xã hội cung cấp) để vận động, tuyên truyền người dân nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội bằng phương thức không dùng tiền mặt. Từ đó, kết hợp xác minh, làm sạch dữ liệu người hưởng theo quy trình phối hợp. Thời gian triển khai thực hiện ngay trong kỳ chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội gần nhất.
UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục thực hiện công tác chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua tài khoản theo quy định; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các đối tượng nhận lương hưu, trợ cấp bảo hểm xã hội tự nguyện mở tài khoản ngân hàng phục vụ công tác nhận tiền chi trả, đặc biệt là phát huy vai trò nòng cốt của cán bộ cơ sở, lực lượng cán bộ cấp xã trong việc hỗ trợ, phối hợp với ngành bảo hiểm xã hội thực hiện nhiệm vụ này. Phấn đấu hết quý II/2024, tỷ lệ đối tượng nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội có tài khoản đạt 100%./.