Đăng Nhập Hi88: Trang Chủ

Văn bản QPPL do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 10/2020

Thứ hai - 30/11/2020 10:59 1249
(CTTĐTBP) - Trong tháng 10/2020, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 13 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 12 Nghị định của Chính phủ và 01 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
I. SỐ LƯỢNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH
Các Nghị định của Chính phủ:


1. Nghị định số 118/2020/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen;

2. Nghị định số 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07 tháng 10 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản;

3. Nghị định số 120/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07 tháng 10 năm 2020 quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;

4. Nghị định số 121/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 10 năm 2020 sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp, đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP;

5. Nghị định số 122/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 10 năm 2020 quy định về phối hợp, liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp;

6. Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 10 năm 2020 quy định về hoá đơn, chứng từ;

7. Nghị định số 124/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 10 năm 2020 quy định chi tiết một số điều  và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại;

8. Nghị định số 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 10 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hoá đơn;

9. Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 10 năm 2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế;

10. Nghị định số 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 10 năm 2020 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực hải quan;

11. Nghị định số 129/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 10 năm 2020 về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam;

12. Nghị định số 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 10 năm 2020 về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:

1. Quyết định số 32/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19 tháng 10 năm 2020 về sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

II. HIỆU LỰC THI HÀNH, SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH BAN HÀNH VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÁCVĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT.

1.Nghị định số 118/2020/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 02 tháng 10 năm 2020.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành:Nghị định được ban hành nhằmkhắc phục một số hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành của Nghị định số 69/2010/NĐ-CPngày 21 tháng 06 năm 2010 của Chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh học.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 Điều sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2010/NĐ-CPngày 21 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen, cụ thể: (1) Bổ sung khoản 6Điều 3 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP về sự kiện chuyển gen;(2) Bổ sung khoản 4 Điều 5 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP về sinh vật biến đổi gen; (3) Sửa đổi khoản 2 Điều 7 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP về báo cáo đánh giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen; (4) Sửa đổi, bổ sung Điều 15 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP về nội dung khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; (5) Bãi bỏ khoản 2 Điều 16 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP; (6) Sửa đổi, bổ sung Điều 17 về thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận, thu hồi quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; (7) Bổ sung Điều 17a và Điều 17b vào sau Điều 17 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP; (8) Sửa đổi, bổ sung Điều 18 về thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; (9)Sửa đổi Điều 19 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP về giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; (10) Bổ sung Điều 19a về thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen vào Điều 19 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP; (11) Sửa đổi, bổ sung Điều 21 về công nhận kết quả khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; (12) Bổ sung Điều 23a về thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận an toàn sinh học vào sau Điều 23; (13) Sửa đổi điểm c, bổ sung điểm d và điểm đ khoản 2Điều 28 ; (14) Bổ sung Điều 28a về thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm vào sau Điều 28; (15) Sửa đổi điểm c, bổ sung điểm d và điểm đ khoản 2Điều 33; (16) Bổ sung Điều 33a sau Điều 33về thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi; (17) Sửa đổi khoản 3Điều 42; (18) Điều khoản chuyển tiếp; (19) Điều khoản thi hành.

Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục 13biểu mẫu, cụ thể: (1) Mẫu đơn đăng ký công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; (2) Mẫu thuyết minh về năng lực của cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; (3) Mẫu đơn đăng ký cấp lại Quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; (4) Mẫu đơn đăng ký cấp Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; (5) Mẫu thuyết minh đăng ký khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; (6) Mẫu Quyết định về việc cấp Giấy phép khảo nghiệm của sinh vật biến đổi gen; (7) Mẫu đơn đăng ký cấp lại Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; (8) Báo cáo kết quả khảo nghiệm của sinh vật biến đổi gen; (9) Mẫu đơn đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận an toàn sinh học; (10) Mẫu tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với sức khỏe con người; (11) Mẫu đơn đăng ký cấp lại Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm; (12) Mẫu tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với vật nuôi; (13) Mẫu đơn đăng ký cấp lại Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.

2. Nghị định số 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07 tháng 10 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

a) Hiệu lực thi hành:Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2020.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định ban hành nhằm quy định cụ thể về việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản theo Luật Báo chí năm 2016, Luật Xuất bản năm 2012 vàkhắc phục một số hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành của Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.

c) Nội dung chủ yếu:  Nghị định gồm có 05 chương và 44 Điều quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả; (3) Hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động xuất bản, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả; (4) Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính; (5) Điều khoản thi hành.

3. Nghị định số 120/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07 tháng 10 năm 2020 quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2020.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành:Thực hiện nhiệm vụ được xác định tại Kế hoạch của Chính phủ (ban hành kèm theo Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ) thực hiện Nghị quyết củaNghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm có 04 chương và 30 Điều, quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, cụ thể: (1) Những quy định chung (Phạm vi điều chỉnh; Đối tượng áp dụng; Nguyên tắc,điều kiện thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; Tự chủ về tổ chức bộ máy; Hội đồng quản lý); (2) Trình tự, thủ tụcthành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; (3) Thẩm quyền và trách nhiệm; (4) Điều khoản thi hành.

Nghị định áp dụng đối với: (1) Đơn vị sự nghiệp công lập (trừ đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng) thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là bộ), gồm: a) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ (bao gồm: Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc bộ và đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài); b) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ (sau đây gọi chung là tổng cục thuộc bộ); c) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cục, thuộc chi cục thuộc cục thuộc bộ; d) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng thuộc bộ; đ) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cục thuộc tổng cục thuộc bộ; (2) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan thuộc Chính phủ (bao gồm cả đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài); (3) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập; (4) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), gồm: a) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; b) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là sở); c) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc chi cục và tương đương thuộc sở; d) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; (5) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện); (6) Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của chính quyền đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được thực hiện theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành; (7) Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các cơ quan thuộc Chính phủ được thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan.

4. Nghị định số 121/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 10 năm 2020 sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp, đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 09 tháng 10 năm  2020.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp, đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm có 02 Điều do chính phủ ban hành ngày 09 tháng 10 năm 2020 sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp, đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP, cụ thể: (1) Bổ sung vào khoản 2 Điều 12 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp, đã được sửa đổi bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP nội dung sau: “h) Lĩnh vực ngân hàng áp dụng đối với các ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.”; (2) Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký; Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hội đồng thành viên công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, người đại diện phần vốn nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

5. Nghị định số 122/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 10 năm 2020 quy định về phối hợp, liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 10 năm 2020.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Thực hiện chủ trương cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, Chính phủ ban hành Nghị định nhằm quy định cụ thể về việc phối hợp, liên thông một số trình tự, thủ tục trong hoạt động của doanh nghiệp.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 10 quy định về phối hợp, liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp, cụ thể: (1) Phạm vi điều chỉnh; (2) Đối tượng áp dụng; (3) Nguyên tắc phối hợp, liên thông giữa các cơ quan quản lý nhà nước; (4) Hồ sơ phối hợp, liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp; (5) Quy trình phối hợp, liên thông giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan bảo hiểm xã hội; (6) Quy trình phối hợp, liên thông giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý nhà nước về lao động; (7) Quy trình phối hợp, liên thông giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế trong đăng ký sử dụng hóa đơn; (8) Phối hợp, liên thông giữa cơ quan quản lý nhà nước về lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội; (9) Trách nhiệm tổ chức thực hiện; (10) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với các đối tượng sau đây: (1) Người thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định của Luật Doanh nghiệp; (2) Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn thi hành; (3) Cơ quan quản lý nhà nước về lao động theo quy định tại Bộ luật Lao động; (4) Cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội; (5) Cơ quan thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế; (6) Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc phối hợp, liên thông trong giải quyết thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp.

Ban hành kèm theo nghị định phụ lục các biểu mẫu: (1) Phụ lục I–1Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân; (2) Phụ lục I-2 Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, công ty TNHH một thành viên; (3) Phụ lục I-3 Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH hai thành viên trở lên; (4) Phụ lục I-4 Giấy đề nghị đăng ký daonh nghiệp công ty cổ phần; (5) Phụ lục I-5 Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty hợp danh; (6) Phụ lục II-1 thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh.

6. Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 10 năm 2020 quy định về hoá đơn, chứng từ

a) Hiệu lực thi hành:  Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Nghị định này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022.

Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ tiếp tục có hiệu lực thi hành đến ngày 30 tháng 6 năm 2022.

Bãi bỏ khoản 2 và khoản 4 Điều 35 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2020.

Bãi bỏ khoản 12 Điều 5 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.

 Việc quản lý, sử dụng hóa đơn bán tài sản công khi xử lý tài sản công (hóa đơn bằng giấy do Bộ Tài chính đặt in) tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Việc quản lý, sử dụng hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia khi bán hàng dự trữ quốc gia (hóa đơn bằng giấy) tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư số 16/2012/TT-BTC ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Bộ Tài chính. Trường hợp có thông báo chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia thì các đơn vị thực hiện chuyển đổi theo quy định.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành:Thực hiện chủ trươngthực hiện hóa đơn điện tử trên phạm vi toàn quốc Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020; Nghị Quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 về Chính phủ điện tử và khắc phục một số hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm có 05 chương và 61 Điều quy định về hoá đơn, chứng từ, cụ thể: (1) Những quy định chung; (2) Quy định chung đối với hóa đơn; (3) Quy định về hóa đơn điện tử; (4) Hóa đơn do cơ quan thuế đặt in; (5) Quy định chung đối với chứng từ; (6) Quy định về chứng từ điện tử; (7) Quy định về biên lai giấy theo hình thức đặt in, tự in; (8) Xây dựng thông tin hóa đơn, chứng từ; (9) Tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn chứng từ; (10) Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ; (11) Điều khoản thi hành.

Nghị định áp dụng đối với: (1) Tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm: a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; c) Hộ, cá nhân kinh doanh, tổ hợp tác; d) Đơn vị sự nghiệp công lập có bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; đ) Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh; (2) Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ; (3) Tổ chức thu thuế, phí và lệ phí; (4) Người nộp thuế, phí và lệ phí; (5) Tổ chức có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân; (6) Tổ chức nhận in hóa đơn, chứng từ; tổ chức cung cấp phần mềm tự in chứng từ; tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn, chứng từ điện tử; (7) Cơ quan thuế bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế (bao gồm cả Chi cục Thuế khu vực); (8) Cơ quan hải quan bao gồm Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục Hải quan; (9) Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn và chứng từ.

Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục các Biểu mẫu: (1) Mẫu tờ khai đăngký/thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử; (2) Mẫu thông báo hoá đơn điện tử có sai sót; (3) Mẫu đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuếbảng tổng hợp; (4) Mẫu dữ liệu hóa đơn điện tử gửi cơ quan thuế; (5) Mẫu tờ khai dữ liệu hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra; (6) Mẫu đơn đề nghị mua hóa đơn; (7) Mẫu cam kết; (8) Mẫu thông báo kết quả tiêu hủy hóa đơn giấy; (9) Mẫu báo cáo mất, cháy, hỏng hóa đơn giấy; (10) Mẫu báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn; (11) Mẫu bảng kê hóa đơn chưa sử dụng của tổ chức, cá nhân chuyển địa điểm kinh doanh khác địa bàn cơ quan thuế quản lý; (12) Mẫu bảngkê chi tiết hóa đơn của tổ chức, cá nhân đến thời điểm quyết toán hóa đơn.

7. Nghị định số 124/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 10 năm 2020 quy định chi tiết một số điều  và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại

a) Hiệu lực thi hành:  Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2020 và thay thế Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại.

Việc giải quyết đối với khiếu nại trong doanh nghiệp nhà nước và khiếu nại của người lao dộng trong đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo quy định của Nghị định số 24/2018/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động và pháp luật về khiếu nại có liên quan.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định 124/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 10 năm 2020 quy định chi tiết một số điều  và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại được ban hành nhằm thay thế Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại, khắc phục những hạn chế,bất cập trong thực tiễn thi hành và yêu cầu hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 07 chương và 44 Điều quy định chi tiết một số điều  và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Khiếu nại, cử người đại diện trình bày khiếu nại; (3) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung; (4) Khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong đơn vị sự nghiệp công lập; (5) Thụ lý, chuẩn bị xác minh nội dung khiếu nại; (6) Tiến hành xác minh nội dung khiếu nại; (7) Ban hành, gửi, công khai quyết định giải quyết khiếu nại và lập, quản lý hồ sơ giải quyết khiếu nại; (8) Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; (9) Xử lý vi phạm pháp luật; (10) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam trong việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Ban hành kèm theo Nghị định Phụ lục các biểu mẫu: (1) Đơn khiếu nại; (2) Giấy ủy quyền khiếu nại; (3) Thông báo về việc thụ lý giải quyết khiếu nại; (4) Thông báo về việc không thụ lý giải quyết khiếu nại; (5) Quyết định về việc xác minh nội dung khiếu nại; (6) Biên bản làm việc về xác minh nội dung khiếu nại; (7) Văn bản đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại; (8) Biên bản giao nhận về việc tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại; (9) Quyết định về việc trưng cầu giám định thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại; (10) Văn bản đề nghị gửi kết quả giám định liên quan đến nội dung khiếu nại; (11) 

Quyết định về việc tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại; (12) Quyết định về việc hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại; (13) Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại; (14) Biên bản đối thoại với người khiếu nại; (15) Quyết định về việc giải quyết khiếu nại lần đầu; (16) Quyết định về việc giải quyết khiếu nại lần hai.

8. Nghị định số 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 10 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hoá đơn
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 12 năm 2020.

Người nộp thuế áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022 nếu vi phạm quy định về hóa đơn điện tử thì bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này.

 Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, quy định tại các Nghị định, Thông tư sau đây hết hiệu lực thi hành:a) Chương I và Chương III Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; b) Khoản 2 Điều 4 Chương 1, Chương 4, Điều 44 Chương 5 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn; c) Điều 3 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP; d) Thông tư số 166/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2013, Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17 tháng 01 năm 2014 và Thông tư số 176/2016/TT-BTC ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính.

Bỏ cụm từ “hóa đơn” tại phần Tên, Căn cứ ban hành, Chương 1, điểm b khoản 2 Điều 41, khoản 2 Điều 45; cụm từ “trong lĩnh vực hóa đơn là 01 năm” tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.

Bỏ cụm từ “hóa đơn” tại phần Tên, Căn cứ ban hành; khoản 2, 3 Điều 4; cụm từ “đình chỉ quyền tự in hóa đơn, quyền khởi tạo hóa đơn điện tử; đình chỉ in hóa đơn”, “hủy các hóa đơn; thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn theo quy định” tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.

Các quy định về xử phạt vi phạm hành chính chưa được quy định tại Nghị định này được thực hiện theo pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành:Nghị định số 125/2020/NĐ-CP  được ban hành nhằm đảm bảo đồng bộ, thống nhất với các quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và phù hợp với tình hình thực tế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc xử phạt vi phạm hành chính thuế và hóa đơn thì việc ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn (thay thế Chương I Nghị định số 129/2013/NĐ-CP, Chương 4, Điều 44 Chương 5 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP và Điều 3 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP).

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm05 chương và 47 Điều quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hoá đơn, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với người nộp thuế; (3) Xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với ngân hàng thương mại và tổ chức, cá nhân khác có liên quan; (4) Hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả; (5) Thẩm quyền xử phạt; một số thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; (6) Điều khoản thi hành.

Nghị định áp dụng đối với: (1) Người nộp thuế; (2) Công chức thuế, cơ quan thuế các cấp; (3) Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế, hóa đơn.

Ban hành kèm theo Nghị định Phụ lục các biểu mẫu: (1) Mẫu biên bản: Biên bản vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; Biên bản vi phạm hành chính về thuế (được sử dụng khi lập và gửi bằng phương thức điện tử); Biên bản phiên giải trình trực tiếp; Biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính; Biên bản về việc <cá nhân/tổ chức> vi phạm hành chính không nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; (2) Mẫu quyết định: Quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính về <thuế/hóa đơn>; Quyết định về việc hoãn thi hành quyết định phạt tiền; Quyết định về việc thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; Quyết định về việc nộp tiền phạt nhiều lần; Quyết định về việc <miễn một phần/toàn bộ> tiền phạt vi phạm hành chính về thuế/hóa đơn; Quyết định về việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả (áp dụng trong trường hợp không ra quyết định xử phạt); Quyết định về việc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế/hóa đơn; Quyết định về việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự; Quyết định về việc hủy Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế/hóa đơn; Quyết định về việc đính chính Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế/hóa đơn; Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế/hóa đơn; Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn; (3) Mẫu văn bản đề nghị miễn tiền phạt vi phạm hành chính: Đơn đề nghị miễn tiền phạt vi phạm hành chính; Văn bản đề nghị miễn tiền phạt vi phạm hành chính;

9. Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 10 năm 2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định nàycó hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 12 năm 2020.

 Quy định tại các Nghị định sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, trừ quy định tại Điều 43 Nghị định này, cụ thể như sau:a) Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;b) Điều 4 Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế;c) Từ khoản 1 Điều 5 đến khoản 11 Điều 5 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế;d) Điều 3, Điều 4 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế;đ) Khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 của Điều 5 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài. Khoản 3 và khoản 4 Điều 1 Nghị định số 22/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài;e) Khoản 3 Điều 13a Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ được bổ sung bởi khoản 6 Điều 2 Nghị định số 123/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2017; khoản 3 Điều 21 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP của Chính phủ được bổ sung bởi khoản 7 Điều 3 Nghị định số 123/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;g) Điều 27, Điều 30 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân;h) Điểm a và điểm b khoản 3 Điều 9 Nghị định số 67/2019/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;i) Khoản 1 Điều 13, khoản 1 Điều 14 Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước;k) Khoản 4 Điều 14 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;l) Khoản 3, khoản 4 Điều 24 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;m) Điều 7 Nghị định số 53/2011/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;n) Điểm a, b, c, d, đ khoản 4 Điều 1 Nghị định số 20/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 140/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ về lệ phí trước bạ;o) Từ Điều 17 đến Điều 53 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;p) Từ Điều 25 đến Điều 69 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan; khoản 20, khoản 21 Điều 1 Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định 126/2020/NĐ-CP ban hành nhằm cụ thể hoá một số điều của Luật quản lý thuế năm 2019 (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2020)theo thẩm quyền của Chính phủ.

c) Nội dung chủ yếu:Nghị định gồm 09 chương và 44 Điều quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, cụ thể: (1) Những quy định chung; (2) Khai thuế, tính thuế; (3) Ấn định thuế; (4) Thời hạn nộp thuế, trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế; (5) Hoàn thuế; khoanh tiền thuế nợ; xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; (6) Trách nhiệm cung cấp thông tin, công khai thông tin người nộp thuế và nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng thương mại; (7) Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế; (8) Một số vấn đề khác; (9) Điều khoản thi hành.

Nghị định áp dụng đối với: Người nộp thuế; cơ quan quản lý thuế; công chức quản lý thuế; cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan theo quy định tại Điều 2 Luật Quản lý thuế.
 
10. Nghị định số 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 10 năm 2020 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực hải quan;

a) Hiệu lực thi hành:  Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 12 năm 2020.

 Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP của Chính phủ hết hiệu lực thi hành.

Quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên quan đề cập tại Nghị định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định 128/2020/NĐ-CP được ban hành nhằm khắc phục một số hạn chế trong thực tiễn thi hànhNghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 chương và 37 Điều quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực hải quan, cụ thể: (1) Quy định chung: phạm vi điều chỉnh; Đối tượng áp dụng; Tình tiết giảm nhẹ; Thời hiệu xử phục hậu quả; Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan; (2) Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính; thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính; (3) Điều khoản thi hành.

Nghị định áp dụng đối với: (1) Tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước nạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan; Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phgoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác; (2) Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại các Điều 27, 28, 29, 30, 31, 32 Nghị định này; (3) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này; (4) Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm: a) Doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác; c) Tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập; d) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; đ) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao; e) Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

11. Nghị định số 129/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 10 năm 2020 về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2020 và bãi bỏ các nội dung quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động củaCông ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam(sau đây gọi tắt là DATC) tại Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định ban hành nhằm thay thế, bãi bỏ các nội dung quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động củaDATC tại Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, đảm bảo phù hợp với Luật Đầu tư năm 2014, Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 chương và 36 Điều quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam, cụ thể: (1) Quy định chung: Phạm vi điều chỉnh;  Đối tượng áp dụng;  Mô hình tổ chức, quản lý của DATC; Chức năng, nhiệm vụ của DATC; Ngành nghề kinh doanh của DATC; Nguyên tắc hoạt động; Chủ sở hữu nhà nước đối với DATC; Quyền của DATC; Nghĩa vụ của DATC; (2) Tiếp nhận nợ và tài sản; (3) Mua nợ và tài sản; (4) Xử lý nợ mua, tiếp nhận; (5) Xử lý tài sản mua, tiếp nhận; (6) Tái cơ cấu doanh nghiệp; (7) Hoạt động đầu tư; (8) Tài chính của DATC.

Nghị định áp dụng đối với: (1) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam (sau đây gọi là DATC hoặc Công ty); (2) Tổ chức, cá nhân liên quan đến tổ chức và hoạt động của DATC.

12. Nghị định số 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 10 năm 2020 về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 12 năm 2020.

Bãi bỏ Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định ban hành nhằm cụ thể hóa một số quy định của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 vềkiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và khắc phục một số hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định bao gồm 08 chương và 25 Điều về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Trình tự, thủ tục yêu cầu và thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập; (3) Kê khai tài sản, thu nhập; (4) Công khai bản kê khai tài sản, thu nhập; (5) Xây dựng, phê duyệt kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập; (6) Bảo vệ, lưu trữ, khai thác, cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập; (7) Xử lý vi phạm quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập; (8) Điều khoản thi hành.

Ban hành kèm theo Nghị định 03 Phụ lục: (1) Phụ lục I - Mẫu bản kê khai và hướng dẫn việc kê khai tài sản, thu nhập lần đầu, kê khai hằng năm, kê khai phục vụ công tác cán bộ; (2) Phụ lục II - Mẫu bản kê khai và hướng dẫn việc kê khai tài sản, thu nhập bổ sung; (3) Phụ lục III - Danh mục người phải kê khai tài sản, thu nhập hằng năm theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

13. Quyết định số 32/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19 tháng 10 năm 2020 về sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19 tháng 10 năm 2020.

Các biểu Mẫu số 11-Đề nghị vay vốn hỗ trợ trả lương ngừng việc cho người lao động; Mẫu số 12-Danh sách người lao động bị ngừng việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19 (của doanh nghiệp); Mẫu số 13-Danh sách người sử dụng lao động được vay vốn để trả lương ngừng việc; Mẫu số 14-Danh sách người lao động ngừng việc (cấp tỉnh) tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 được bãi bỏ và thay thế bởi Mẫu số 11a-Đề nghị vay trả lương ngừng việc cho người lao động và Mẫu số 11b-Danh sách người lao động bị ngừng việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19 ban hành kèm theo Quyết định này.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, đảm bảo phù hợp với Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 19/10/2020 sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 và tình hình thực tiễn.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 02 Điều về sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, cụ thể: (1) Sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19(cụ thể: Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 1;  Sửa đổi, bổ sung khoản 2, 3, 4 Điều 2; Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 13; Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 13; Bãi bỏ Điều 14; Sửa đổi, bổ sung Điều 15); (2) Hiệu lực thi hành.

Ban hành kèm theoQuyết định 02 Phụ lục: (1) Đề nghị vay trả lương ngừng việc cho người lao động; (2) Danh sách người lao động bị ngừng việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19./.

Tác giả bài viết: T.T

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,409
  • Hôm nay250,542
  • Tháng hiện tại6,764,883
  • Tổng lượt truy cập379,885,220
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây