Một số mục tiêu cụ thể trong Chiến lược quốc gia phòng chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 định hướng đến năm 2030
Ngọc Vinh
2021-09-15T10:15:43+07:00
2021-09-15T10:15:43+07:00
//dangnhaphi88.com/vi/stttt/phong-chong-toi-pham-xam-hai-tre-em/mot-so-muc-tieu-cu-the-trong-chien-luoc-quoc-gia-phong-chong-toi-pham-giai-doan-2016-2025-dinh-huong-den-nam-2030-600.html
/themes/binhphuoc/images/no_image.gif
Đăng Nhập Hi88
//dangnhaphi88.com/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png
Thứ tư - 15/09/2021 10:15
3854
Nhằm đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội, trước mắt kéo giảm các loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, không để tội phạm lộng hành, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Kịp thời làm rõ nguyên nhân, khắc phục những tồn tại hạn chế, khó khăn, bất cập và điều kiện nảy sinh tội phạm. Xử lý kịp thời, dứt điểm các vụ việc phức tạp nảy sinh về an ninh, trật tự ngay từ cơ sở, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu đến năm 2020 đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội, giảm từ 3-5% tổng số vụ phạm tội hình sự so với năm 2016; tỷ lệ điều tra, khám phá các loại tội phạm đạt từ 75% trở lên, các tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt 95% trở lên trên tổng số án khởi tố.
Trong bối cảnh hiện nay, tình hình tội phạm và các hành vi xâm phạm trật tự, an toàn xã hội đang diễn biến hết sức phức tạp với nhiều thủ đoạn, phương thức gây án ngày càng tinh vi, gây nhiều khó khăn cho công tác điều tra, giải quyết các vụ án. Bên cạnh đó, độ tuổi các đối tượng xâm phạm trật tự, an toàn xã hội ngày càng trẻ hóa, nhiều vụ án để lại hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho các tổ chức, cá nhân được pháp luật bảo vệ, gây hoang mang, bức xúc trong quần chúng nhân dân. Trước tình hình đó, việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030 được xem như là cấp thiết và đáp ứng đòi hỏi của yếu tố khách quan. Đây được xem như là kim chỉ nam dành cho các cơ quan, tổ chức thống nhất trong hoạt động và đạt hiệu quả cao trong công tác phòng, chống tội phạm thời gian tới.
Chiến lược nêu rõ một số mục tiêu cụ thể đến năm 2020 như sau:
Phấn đấu đến năm 2020 giảm từ 3 - 5% tổng số vụ phạm tội hình sự so với năm 2016.
Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm về kinh tế, tham nhũng, ma túy, môi trường, tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên, tội phạm liên quan trực tiếp đến sự suy thoái đạo đức gia đình, xã hội... Tỷ lệ điều tra, khám phá các loại tội phạm đạt từ 75% trở lên, các tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt 95% trở lên trên tổng số án khởi tố. Hàng năm, bắt giữ, vận động đầu thú 30% số đối tượng truy nã (trong đó trên 40% số đối tượng truy nã mới phát sinh).
Giảm tỷ lệ tái phạm tội trong số người chấp hành xong án phạt tù xuống dưới 15%; ít nhất 50% số khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chí “An toàn về an ninh, trật tự”; chuyển hóa thành công 60% địa bàn được xác định là trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội.
Chiến lược cũng định hướng mục tiêu quốc gia đến năm 2030 phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân trong phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn tội phạm, giảm các loại trọng án, giảm tội phạm ở các địa bàn trọng Điểm, góp phần xây dựng xã hội an toàn, ổn định phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Xây dựng một xã hội trật tự, văn minh, mọi công dân có ý thức tôn trọng, tự giác tuân thủ pháp luật, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tội phạm.
Nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, đảm bảo “đúng người, đúng tội, đúng pháp luật”, không để xảy ra oan, sai trong hoạt động tố tụng hình sự.
Với các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể như: Nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, chỉ đạo, quản lý, điều hành của thủ trưởng các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác phòng, chống tội phạm; nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm của hệ thống chính trị và cộng đồng; đẩy mạnh hoạt động phòng ngừa nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả tấn công trấn áp tội phạm, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm; tăng cường hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm…