Hiện có 07 doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh, các đơn vị có sự đầu tư và chuyển đổi công nghệ đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa. Sự phát triển hạ tầng bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh đã góp phần thúc đẩy các dịch vụ bưu chính, viễn thông phát triển vượt bậc, xóa dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.
Phát triển hoạt động thương mại điện tử, kinh tế số, bưu chính số: Đăng Nhập Hi88
hiện có 05 nhà cung cấp với 16 sản phầm trên sàn POSTMART. Ưu điểm lớn của sàn này là hình thức thanh toán đa dạng, không chỉ bó hẹp bằng hình thức COD (giao hàng thu tiền). Doanh nghiệp bưu chính sử dụng Smartphone phục vụ cho công tác thu gom, bán hàng, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, hỗ trợ công tác quản lý, điều hành kinh doanh và phản hồi thông tin kịp thời cho khách hàng; ứng dụng công nghệ thông tin để đảm bảo có thông tin, thời gian thực về các hoạt động sản xuất, giúp bộ phận điều hành các cấp có thông tin chính xác, kịp thời.
Triển khai lắp đặt thử nghiệm 5G tại tỉnh; triển khai thực hiện tốt việc chỉnh trang, làm gọn cáp, thu hồi cáp theo quy định đảm bảo mỹ quan đô thị, an toàn cho người, phương tiện giao thông, đặc biệt là phục vụ tốt Đại hội Đảng các cấp; Hỗ trợ dịch vụ viễn thông cho lực lượng tuyến đầu chống dịch Covid-19.
Triển khai sử dụng công nghệ nhận dạng ảnh để xác minh chính danh mỗi lần đăng ký thông tin, đấu nối (Công nghệ AI), triển khai các giải pháp, xây dựng hệ thống kỹ thuật tự động chặn tin nhắn rác (AntiSpam) dựa trên các công nghệ Big Data (dữ liệu lớn) và Machine Learning (học máy) để chặn theo từ khóa, tần suất, số điện thoại…góp phần nâng cao hiệu quả ngăn chặn Sim rác, tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác xảy ra phổ biến thời gian qua.
Tại tỉnh đã trang bị được Cụm thông tin cơ sở với màn hình Led diện tích 44,24m2; Triển khai xây dựng hệ thống truyền thanh thông minh tại 15 xã với 132 cụm, 298 loa truyền thanh; Hoàn thành việc hợp nhất Đài Phát thanh và Truyền hình và Báo Bình Phước thành cơ quan báo chí mới mang tên Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước.
Đưa vào vận hành Trung tâm Điều hành thông minh (IOC) tỉnh với 10 chức năng thực hiện giám sát, hình thành nên một cơ sở dữ liệu tập trung phục vụ chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo tỉnh và 03 Trung tâm Điều hành thông minh cấp huyện, gồm: Trung tâm Điều hành thông minh thành phố Đồng Xoài, Trung tâm Điều hành thông minh thị xã Bình Long, Trung tâm Điều hành thông minh thị xã Phước Long.
Thành lập Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định và đáp ứng nhu cầu khai thác sử dụng, cài đặt các ứng dụng và lưu trữ dữ liệu của các đơn vị hành chính nhà nước trong tỉnh.
Hình thành Trung tâm giám sát điều hành an toàn, an ninh mạng SOC (Security Operations Center) đặt tại Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh. Giúp theo dõi, giám sát tập trung xử lý sự cố mất an toàn an ninh mạng, sự cố tấn công mạng có thể xảy ra đối với các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ. Triển khai đồng bộ hệ thống trên địa bàn tỉnh (cấp tỉnh, huyện, xã) để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Xây dựng Tổng đài 1022 tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin liên quan đến yêu cầu, thắc mắc hoặc phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp.
Ứng dụng mạnh mẽ ký số và phát hành văn bản điện tử trên phạm vi toàn tỉnh, tỷ lệ văn bản điện tử đạt trên 95%.
100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của Bình Phước kết nối thành công trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia./.