Đăng Nhập Hi88: Trang Chủ

Một số nội dung cơ bản của Luật Biên phòng Việt Nam

Thứ ba - 27/12/2022 16:16 2374

1.Phạm vi điều chỉnh

         Luật Biên phòng Việt Nam là một lĩnh vực trong quản lý, bảo vệ và xây dựng biên giới quốc gia, quy định nhiệm vụ cho các lực lượng chuyên trách và lực lượng nòng cốt trong quản lý, bảo vệ biên giới. Theo đó, Luật quy định chính sách, nguyên tắc, nhiệm vụ, hoạt động, lực lượng, bảo đảm và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân về biên phòng; trong khi đó Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng chỉ quy định chức năng, nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng.

         Bên cạnh đó, điều khoản về phạm vi điều chỉnh của Luật Biên phòng Việt Nam đã được hoàn thiện sau khi rà soát, đánh giá tổng thể các quy định, tránh sự chồng chéo giữa các điều khoản nhằm đáp ứng sự đồng bộ của hệ thống pháp luật.

2. Chính sách của Nhà nước về biên phòng

         Chính sách của Nhà nước về biên phòng hướng đến mục tiêu thể chế đầy đủ đường lối đối nội, đối ngoại, quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước về bảo vệ biên giới quốc gia, đồng thời ghi nhận những chính sách lớn nhằm xây dựng, huy động tiềm lực mọi mặt của quốc gia, tăng cường quốc phòng, an ninh để bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, làm cơ sở để xây dựng những chính sách cụ thể.

         Theo đó, Điều 3 Luật Biên phòng Việt Nam đã đưa ra 07 chính sách của Nhà nước về biên phòng, trong đó cần lưu ý đến Khoản 5 với sự bổ sung chính sách đặc thù phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, đối ngoại ở khu vực biên giới. Ngoài ra, Luật cũng bổ sung Khoản 7 về “Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân ủng hộ vật chất, tài chính, tinh thần cho thực hiện nhiệm vụ biên phòng trên nguyên tắc tự nguyện, không trái với pháp luật Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế” cho phù hợp với chính sách của Nhà nước về quốc phòng quy định tại khoản 5 Điều 4 Luật Quốc phòng.

3. Nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân

         Luật Biên phòng Việt Nam đã quy định nội dung cơ bản về nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân trên cơ sở thể chế hóa mục tiêu, quan điểm, phương châm Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, thể hiện trong quy định tại Điều 2, Luật BPVN giải thích hai thuật ngữ này như sau:

         “Nền biên phòng toàn dân là sức mạnh biên phòng của đất nước, được xây dựng trên nền tảng chính trị, tinh thần và các nguồn lực với phương châm toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường” (Khoản 2).

         “Thế trận biên phòng toàn dân là việc tổ chức, triển khai, bố trí lực lượng và các nguồn lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ biên phòng phù hợp với Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia” (Khoản 3).

4. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ đội Biên phòng

         Về vị trí, chức năng của Bộ đội Biên phòng: Khoản 1 Điều 12 Luật này quy định “Bộ đội Biên phòng là lực lượng vũ trang nhân dân, thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới”. Tuy Luật Quốc phòng cũng đã có quy định “Bộ đội Biên phòng là lực lượng vũ trang nhân dân”, nhưng quy định này là cần thiết để thể hiện rõ tính chất đặc thù hoạt động của Bộ đội biên phòng trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và phù hợp với cách thể hiện của Luật Dân quân tự vệ, Luật Cảnh sát biển Việt Nam,…

         Hoạt động quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh Bộ đội biên phòng là một thể thống nhất, bao gồm Bộ đội biên phòng trên bộ, trên biển, trên không và trong lòng đất. Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới phải liên hoàn, mang tính tổng thể, gắn liền giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Tại khu vực biên giới, có nhiều lực lượng làm nhiệm vụ, do đó, cần thiết phải quy định một lực lượng làm nhiệm vụ nòng cốt, chuyên trách, chủ trì đảm đương nhiệm vụ. Theo đó, Luật quy định Bộ đội biên phòng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật. Bộ đội biên phòng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trên từng lĩnh vực, phạm vi ở địa bàn xã, phường, thị trấn tiếp giáp với đường biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển và cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý đã được xác định trong các điều ước quốc tế và quy định của pháp luật Việt Nam, không chồng chéo với nhiệm vụ của lực lượng khác hoạt động ở khu vực biên giới và cửa khẩu. Để tiếp tục phát huy cơ chế này, Luật đã giao Chính phủ quy định chi tiết việc phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương trong thực thi nhiệm vụ biên phòng tại Điều 10.

         Về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ đội Biên phòng: Căn cứ vào vị trí và chức năng của Bộ đội Biên phòng, Điều 13 Luật Biên phòng Việt Nam đặt ra 12 nhiệm vụ cho Bộ đội Biên phòng, vừa kế thừa Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng, vừa bổ sung thêm một số quy định mới cho phù hợp với thực tiễn và để phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ đội Biên phòng với những lực lượng khác. Ở khu vực biên giới, cửa khẩu, hoạt động của lực lượng Bộ đội Biên phòng có cả tính chất quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Vì vậy, khi thực hiện nhiệm vụ nói chung, nhiệm vụ chủ trì bảo đảm an ninh, trật tự theo chức năng, thẩm quyền nói riêng, lực lượng Bộ đội Biên phòng phải kết hợp chặt chẽ, giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo đảm an ninh, trật với nhiệm vụ xây dựng thế trận quốc phòng.

5. Hình thức và biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới

         Các hình thức quản lý, bảo vệ biên giới và thẩm quyền quyết định chuyển đổi các hình thức này được quy định tại Điều 19, bao gồm:

- Quản lý, bảo vệ biên giới thường xuyên được áp dụng trong trường hợp tình hình chủ quyền, lãnh thổ, an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới ổn định;

         - Quản lý, bảo vệ biên giới tăng cường được áp dụng khi có sự kiện quan trọng diễn ra; tình hình an ninh diễn biến bất ổn; xảy ra thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ ở khu vực biên giới, cửa khẩu, hai bên biên giới; hoặc đang tiến hành hoạt động truy bắt tội phạm mà đối tượng phạm tội có thể vượt qua biên giới; khi lực lượng bảo vệ biên giới nước có chung đường biên giới đề nghị. Tư lệnh Biên phòng quyết định chuyển hình thức quản lý, bảo vệ biên giới từ thường xuyên lên tăng cường, đồng thời báo cáo Bộ Quốc phòng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

         - Quản lý, bảo vệ biên giới trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, thiết quân luật, giới nghiêm, tình trạng chiến tranh, thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc phòng. Việc chuyển hình thức quản lý, bảo vệ biên giới trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, thiết quân luật, giới nghiêm, tình trạng chiến tranh sẽ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.

         Luật chỉ quy định về trường hợp áp dụng hình thức quản lý, bảo vệ biên giới thường xuyên và tăng cường của bộ đội biên phòng, còn nội dung cụ thể về tổ chức thực hiện giao Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết là phù hợp với thẩm quyền, nhằm bảo đảm yếu tố bí mật về quân sự, tổ chức lực lượng, bảo đảm vũ khí và phương tiện của Bộ đội biên phòng....

6. Bảo đảm và chế độ, chính sách về biên phòng

         Nội dung chương IV Luật BPVN tập trung vào các quy định bảo đảm các vấn đề về nguồn nhân lực, tài chính, tài sản để phục vụ các vấn đề về biên phòng và một số đối tượng ưu tiên, cụ thể như sau:

         - Bảm đảm nguồn nhân lực: Nhà nước có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng; ưu tiên cư dân ở khu vực biên giới. Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng được đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng các kiến thức và nghiệp vụ cần thiết phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Nhà nước cũng ưu tiên, khuyến khích người dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới, người có tài năng phục vụ lâu dài trong Bộ đội Biên phòng.

         - Bảo đảm nguồn lực tài chính: Nhà nước bảo đảm ngân sách và huy động các nguồn lực tài chính cho nhiệm vụ biên phòng theo quy định của pháp luật; ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình biên giới, cửa khẩu và xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách thực thi nhiệm vụ biên phòng.

         - Bảo đảm tài sản: Nhà nước bảo đảm tài sản cho nhiệm vụ biên phòng theo quy định của pháp luật; ưu tiên các cơ quan, đơn vị ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn ở khu vực biên giới.

         Tuy theo tính chất công tác và địa bàn hoạt động, lực lượng thi nhiệm vụ biên phòng ở khu vực biên giới và cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng được hưởng chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

7. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức về biên phòng

         Chương V Luật BPVN quy định về trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, các Bộ, cơ quan ngang bộ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp đối với hoạt động thực thi nhiệm vụ biên phòng. Thông qua việc quy định cụ thể trách nhiệm riêng cho từng cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Luật này cũng chỉ rõ các cơ quan, tổ chức cần phối hợp chặt chẽ với nhau để phát huy sức mạnh tổng hợp “nền biên phòng toàn dân”, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xây dựng, quản lý và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.

         Luật Biên phòng Việt Nam ra đời đã cụ thể hóa Nghị quyết số 33/NQ-TW của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia; khắc phục hạn chế, hoàn thiện cơ chế chính sách để xây dựng, quản lý, phù hợp với thực tiễn và phù hợp với pháp luật quốc tế.

Tác giả bài viết: Hồng Lợi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4,223
  • Hôm nay71,804
  • Tháng hiện tại10,570,345
  • Tổng lượt truy cập383,690,682
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây