Đăng Nhập Hi88: Trang Chủ

Dự án Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình

Thứ tư - 22/12/2021 14:31 2212
Dự án Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, gồm các nội dung sau:
Tiểu dự án 1: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và tuyên truyền, vận động đồng bào; truyền thông phục vụ tổ chức triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
- Nội dung số 01: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín.
+ Đối tượng:
Già làng, trưởng bản, người có uy tín, cán bộ cốt cán có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
Các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có nhiều đóng góp trên các lĩnh vực của đời sống xã hội trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế của đất nước.
+ Nội dung:
Xây dựng, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác vận động, phát huy vai trò của lực lượng cốt cán và người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
Triển khai thực hiện các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của lực lượng cốt cán và người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
Xây dựng, phát hiện, bồi dưỡng, lựa chọn, quản lý, sử dụng lực lượng cốt cán và người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương;
Tổ chức các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, cung cấp tài liệu, thông tin, gặp mặt, tọa đàm, hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, trang bị phương tiện nghe nhìn phù hợp cho lực lượng cốt cán, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhằm nâng cao năng lực, khả năng tiếp nhận thông tin, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao;
Hỗ trợ, kịp thời động viên và có biện pháp bảo vệ phù hợp trong công tác vận động, phát huy vai trò của lực lượng cốt cán và người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên các lĩnh vực của đời sống xã hội;
Biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
Tổ chức các hoạt động truyền thông, tuyên truyền, nêu gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến;
 Định kỳ tổ chức (2 năm/lần đối với cấp huyện và cấp tỉnh; 5 năm/lần đối với cấp Trung ương) các hoạt động biểu dương, tôn vinh, vinh danh đối với các điển hình tiên tiến (Già làng, trưởng bản, người có uy tín, cán bộ cốt cán; nhân sỹ, trí thức, doanh nhân, học sinh, sinh viên, thanh niên tiêu biểu người dân tộc thiểu số và các đối tượng khác) trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
Tổ chức các hội nghị, hội thảo, hoạt động giao lưu, học tập kinh nghiệm, gặp mặt, tọa đàm, tặng quà, biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến trên một số lĩnh vực của đời sống xã hội theo khu vực, vùng miền (định kỳ 3 năm/lần tổ chức hoạt động giao lưu, học tập kinh nghiệm theo khu vực, vùng miền: miền núi phía Bắc, duyên hải miền trung, Tây Nguyên, Tây Nam bộ, khu vực biên giới và một số địa phương khác);
 Xây dựng, triển khai thực hiện và nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến; tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá hoạt động biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Nội dung số 02: Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Đối tượng:
Người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
Cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương;
Cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi;
Lãnh đạo tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở xã; thôn, bản; già làng, trưởng thôn, bản, người có uy tín, các chức sắc, chức việc tôn giáo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
Doanh nghiệp, HTX, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội hoạt động ở địa bàn vùng đặc biệt khó khăn.
+ Nội dung:
Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền gồm các hoạt động: Tổ chức tập huấn, hội nghị, hội thảo, hội thi (bằng các hình thức phù hợp với vùng miền, địa phương cấp huyện, tỉnh, khu vực và toàn quốc), nói chuyện chuyên đề, xây dựng mô hình điểm, câu lạc bộ tuyên truyền pháp luật; lồng ghép với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng chuyên trang, chuyên mục đặc thù (bằng tiếng phổ thông và tiếng dân tộc thiểu số), tiểu phẩm, câu chuyện pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng; biên soạn, phát hành tài liệu (tờ gấp, sách bỏ túi, cẩm nang pháp luật, sổ tay truyền thông và các ấn phẩm, tài liệu khác) bằng chữ phổ thông hoặc song ngữ chữ phổ thông và chữ dân tộc thiểu số;
Thực hiện việc cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí và nghiên cứu đổi mới hình thức cung cấp thông tin phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn;
Thực hiện thông tin đối ngoại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 1191/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới và nâng cao năng lực công tác thông tin tuyên truyền và thông tin đối ngoại góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển;
Xây dựng Báo Dân tộc và Phát triển thành cơ quan truyền thông đủ năng lực đáp ứng yêu cầu về công tác dân tộc và thông tin tuyên truyền hiệu quả, kịp thời về Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội;
Xây dựng Tạp chí Dân tộc điện tử;
Đầu tư cho Đài Phát thanh - Truyền hình các tỉnh: Sóc Trăng, Ninh Thuận đáp ứng được yêu cầu phục vụ đồng bào dân tộc Khmer, Chăm;
Tuyên truyền, truyền thông, vận động Nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới tham gia tổ chức, triển khai thực hiện Đề án Tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
- Nội dung số 3: Tăng cường, nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
+ Đối tượng: Già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng, cán bộ cơ sở, người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; người thực hiện trợ giúp pháp lý và cán bộ các cơ quan liên quan.
+ Nội dung:
Nâng cao nhận thức trợ giúp pháp lý điểm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
Tổ chức tập huấn điểm về kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số, tập huấn điểm về tiếp cận trợ giúp pháp lý đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi;
Xây dựng các chương trình về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số phủ sóng các tỉnh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
Tổ chức chuyên đề trợ giúp pháp lý điểm kết nối cộng đồng tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
Biên soạn, cung cấp các tài liệu truyền thông về chính sách trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số.
Tiểu dự án 2: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Đối tượng:
+ Cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan làm công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương; Văn phòng điều phối Chương trình ở cấp trung ương và các cơ quan thường trực Chương trình ở địa phương;
+ Các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
- Nội dung:
+ Chuyển đổi số trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;
+ Tổ chức thực hiện các hoạt động Hội nghị, hội thảo, buổi làm việc trực tuyến của Ban Chỉ đạo Trung ương và cơ quan giúp việc cho Ban Chỉ đạo Trung ương liên quan đến công tác chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình;
+ Hỗ trợ thiết lập các điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin tại Ủy ban nhân dân cấp xã để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự;
+ Hỗ trợ xây dựng và duy trì chợ sản phẩm trực tuyến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Tiểu dự án 3: Kiểm tra, giám sát, đánh giá, đào tạo, tập huấn tổ chức thực hiện Chương trình.
- Đối tượng:
+ Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.
+ Người dân trên địa bàn thụ hưởng Chương trình.
- Nội dung:
+ Xây dựng Bộ chỉ số theo dõi thực hiện, khung kết quả của Chương trình, gồm: Hệ thống các mục tiêu, chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện dự án, tiểu dự án; xây dựng chi tiết hệ thống giám sát và đánh giá, hệ thống các biểu mẫu báo cáo, cơ chế thu thập thông tin; nội dung, cơ chế báo cáo; cách thức sử dụng thông tin của hệ thống giám sát và đánh giá cho quản lý và tổ chức thực hiện (áp dụng công nghệ 4.0, phần mềm ứng dụng trên nền tảng thiết bị di động);
+ Xây dựng, thí điểm, tập huấn và vận hành phần mềm giám sát đánh giá, đảm bảo thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin giám sát và đánh giá phục vụ kịp thời cho yêu cầu quản lý Chương trình;
+ Nâng cao năng lực giám sát, đánh giá cho các địa phương, gồm cả cơ quan chủ trì và các ban ngành tham gia tổ chức thực hiện Chương trình;
+ Tuyên truyền, biểu dương, thi đua, khen thưởng gương điển hình tiên tiến trong thực hiện Chương trình;
+ Tổ chức giám sát đầu tư của cộng đồng, huy động người dân tham gia giám sát cộng đồng. Tổ chức giám sát, phản biện xã hội đối với các chính sách của Chương trình;
+ Tổ chức chỉ đạo thực hiện điểm Chương trình tại một số địa bàn phù hợp;
+ Tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện Chương trình ở cấp Trung ương và các cấp địa phương.

Tác giả bài viết: Nguyễn Mạnh Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4,378
  • Hôm nay95,855
  • Tháng hiện tại10,594,396
  • Tổng lượt truy cập383,714,733
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây