Đối với bản thân người nghiện:
- Rất nhiều trường hợp bị tử vong do lạm dụng ma tuý hoặc sử dụng ma tuý quá liều, ma tuý pha nhiều tạp chất...
- Ma tuý phá hoại thể xác và nhân cách người nghiện gây di hại cho con cái từ bào thai.
- Khi sử dụng ma tuý cơ thể con người bị khai thác nguồn năng lượng dự trữ làm cho con người sau khi hút thuốc thì mệt mỏi, chán ăn, năng lượng không được bổ sung. Lâu dài cơ thể bị suy kiệt, rối loạn tâm sinh lý mà điển hình là rối loạn trong hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh.
- Là một nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao (70%) qua con đường tiêm chích ma tuý lây truyền căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.
Đối với gia đình người nghiện:
- Tiêu tốn tài sản của gia đình, người thân cho việc thoả mãn cơn nghiện.
- Để thoả mãn cơn nghiện, người nghiện có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: Đánh đập, chửi bới, chém giết cha mẹ, vợ con, anh em và người thân của mình. Đây là nguyên nhân làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng cuộc sống cộng đồng.
- Trong nhà có người nghiện thì người thân có nguy cơ bị lây nghiện cao.
Đối với trật tự an toàn xã hội:
- Ma tuý là bạn đồng hành của tội phạm, là nguyên nhân dẫn đến các loại tội phạm khác như: trộm, cướp, cướp giật, cố ý gây thương tích, giết người... Bất chấp pháp luật, đạo lý, quên cả tính mạng.
- Môi trường xã hội, nhất là những nơi có các đối tượng nghiện đông bị ảnh hưởng nặng nề.
Đối với nền kinh tế:
- Hàng năm nước ta phải chi phí hàng trăm tỷ đồng cho việc xóa bỏ cây thuốc phiện, công tác cai nghiện ma tuý, công tác phòng, chống, kiểm soát ma tuý. Đây cũng là một gánh nặng vì nếu số tiền đó được đầu tư vào các chương trình phát triển kinh tế xã hội thì mang lại lợi ích và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng.
- Làm suy giảm lực lượng lao động của gia đình và xã hội cả về số lượng và chất lượng. Người nghiện ma tuý hầu hết ở trong độ tuổi lao động. Vì vậy vấn đề đào tạo, thay thế công nhân có tay nghề cũng là vấn đề khó khăn.