Công tác xã hội nhằm mục tiêu hướng đến trợ giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng gặp khó khăn thông qua các phương pháp chuyên nghiệp, hiệu quả, toàn diện. Nghiên cứu về lịch sử phát triển trên thế giới, nghề công tác xã hội bắt đầu xuất hiện cách đây hơn 100 năm tại một số nước như Anh, Mỹ… là các quốc gia khi đó đang phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội phức tạp nảy sinh từ quá trình phát triển công nghiệp và đô thị hóa nhanh chóng.
Ở Việt Nam, nghề công tác xã hội xuất hiện khá muộn và phải đến năm 2010, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 về phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020 (gọi tắt là Đề án 32) thì công tác xã hội mới chính thức được coi là một nghề.
Nghề công tác xã hội đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp xã hội, đảm bảo an sinh xã hội. Vì vậy, việc Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 25/3 hàng năm là "Ngày Công tác xã hội Việt Nam” chính là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đối với những đóng góp quan trọng của lĩnh vực công tác xã hội trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Ở Đăng Nhập Hi88
, sau khi Đề án 32 được ban hành, ĐĂNG NHẬP HI88
đã ban hành Kế hoạch số 102KH-UBND ngày 09/82011 về triển khai thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 về phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020 trên địa bàn Đăng Nhập Hi88
. Nội dung chủ yếu của Kế hoạch này là kết hợp giữa đầu tư cải tạo cơ sở vật chất, kiện toàn tổ chức bộ máy và đổi tên Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh thành Trung tâm vừa chăm sóc các đối tượng bảo trợ xã hội, vừa cung cấp các dịch vụ xã hội cho các đối tượng có vấn đề xã hội với các hoạt động truyền thông và đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội ở cơ sở để hình thành mạng lưới cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng trên địa bàn tỉnh.
Trong điều kiện nghề công tác xã hội còn khá mới mẻ, nhận thức của xã hội về vai trò của nghề công tác xã hội còn hạn chế; nguồn lực về tài chính, nhân lực phục vụ cho hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội còn thiếu… với sự quan tâm chỉ đạo của các cơ quan chức năng; sự nỗ lực của ngành lao động - thương binh và xã hội, sự tâm huyết của đội ngũ những người làm công tác xã hội, các hoạt động về phát triển nghề công tác xã hội trên địa bàn tỉnh đã thu được nhiều kết quả quan trọng. Công tác truyền thông về công tác xã hội được chú trọng.
Hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đều phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng như: Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Bình Phước để xây dựng các chuyên mục, chuyên trang tuyên truyền về nghề công tác xã hội. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về vị trí, vai trò của nghề công tác xã hội trong việc đảm bảo an sinh xã hội.