Nguyên tắc cơ bản trong công tác xã hội
Theo quy định của Thông tư, người làm công tác xã hội phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản bao gồm: Thứ nhất, tôn trọng và phát huy quyền lựa chọn, quyền quyết định mà không phân biệt giá trị, niềm tin, tư tưởng và cuộc sống của đối tượng và không ảnh hướng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; Thứ 2, thúc đẩy sự tham gia đầy đủ của đối tượng bằng cách giúp đối tượng tự quyết định và giải quyết các vấn đề có ảnh hưởng đến cuộc sống; Thứ 3, tập trung vào điểm mạnh, tận dụng các nguồn lực sẵn có của đối tượng để thúc đẩy việc trao quyền; - Chịu trách nhiệm đối với các hoạt động nghề nghiệp công tác xã hội, đảm bảo đối tượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội phù hợp và chất lượng; Thứ 4, thúc đẩy công bằng xã hội, bảo đảm nguồn lực một cách công bằng, minh bạch theo nhu cầu của đối tượng; Thứ năm, tôn trọng sự đa dạng, không phân biệt đối xử về khả năng, tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân, tình trạng kinh tế xã hội, màu da, chủng tộc, quốc tịch, quan điểm chính trị, tín ngưỡng tôn giáo và các đặc điểm sức khỏe của đối tượng.
Yêu cầu về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
Theo quy định, những người làm nghề công tác xã hội phải đảm bảo các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cụ thể như sau:
- Cần, kiệm, liêm, chính, không được lạm dụng các mối quan hệ với đối tượng để vụ lợi cá nhân; xác định rõ ranh giới giữa cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp.
- Tâm huyết, trách nhiệm, chủ động và sang tạo trong việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội chuyên nghiệp cho đối tượng.
- Kiên nhân, thấu hiểu, chia sẻ và quan tâm đối với đối tượng
- Đặt lợi ích của đối tượng là quan trọng nhất trong quá trình hoạt động nghề công tác xã hội
- Chịu trách nhiệm về các hoạt động nghề nghiệp của mình theo quy định của pháp luật
- Giữ gìn đoàn kết với các đồng nghiệp; không lợi dụng, chia rẽ mối quan hệ giữa các đồng nghiệp
- Chăm sóc bản thân và xây dựng hình ảnh phù hợp để đảm bảo hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội, hiệu quả