Đại biểu dân tộc thiểu số qua các khóa Quốc hội Việt Nam
V. Dịnh
2023-12-19T10:57:49+07:00
2023-12-19T10:57:49+07:00
//dangnhaphi88.com/vi/stttt/thong-tin-doi-ngoai/dai-bieu-dan-toc-thieu-so-qua-cac-khoa-quoc-hoi-viet-nam-1890.html
/themes/binhphuoc/images/no_image.gif
Đăng Nhập Hi88
//dangnhaphi88.com/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png
Thứ hai - 18/12/2023 22:26
1880
Đại biểu người dân tộc thiểu số trong cơ quan Quốc hội qua các khóa., nhìn vào kết quả cho thấy, ngoại trừ Khóa 1, bầu cử Quốc hội trong một bối cảnh chính trị đặc biệt khi đó Việt Nam mới giành được độc lập thì tỷ lệ dân tộc thiểu số trong cơ quan Quốc hội đạt tỷ lệ (10,2%) với 34/333 đại biểu. Giai đoạn tiếp theo từ Khóa II, III, thành phần đã tăng lên đáng kể (tương ứng 15,6 và 16,7%) và cao nhất giai đoạn này là Khóa IV năm 1971-1976 (tỷ lệ đạt 17,3%). Giai đoạn 76-92, có nhiều những biến động, thay đổi về tình hình chính trị, kinh tế đất nước, tỷ lệ đại biểu Quốc hội người dân tộc thiểu số xuống thấp hơn chỉ trên dưới 14%. Đến giai đoạn 1997-2011, tỷ lệ dân tộc thiểu số 3 khóa liền đạt trên 17% và đã lên tới 17,65% (Khóa XII, 2007-2011). Nhiệm kỳ khóa XIII (2011-2016), tỷ lệ dân tộc thiểu số chỉ đạt 15,6%, nhiệm kỳ Khóa XIV (2016-2021) lại đạt 17,3% và nhiệm kỳ Khóa 15 (2021-2026) đạt 17,8 %, với 89/499 đại biểu của 32 dân tộc trúng cử, cao nhất các khóa Quốc hội, tức là gần với chỉ tiêu qui định mới về ứng cử viên dân tộc thiểu số theo luật định (18%) (theo nguồn từ Quốc hội Việt Nam).
Tuy mức độ biến động tỷ lệ đại biểu dân tộc thiểu số trong cơ quan Quốc hội có khác nhau, có yếu tố giai đoạn, phụ thuộc vào hoàn cảnh, tình hình chính trị cũng như công tác cán bộ dân tộc thiểu số trong các giai đoạn này nhưng nhìn chung tỷ lệ đều đạt cao hơn tỷ lệ dân số dân tộc trong cơ cấu dân số quốc gia và đây là kết quả rất đáng ghi nhận.
Biểu đồ: Tỷ lệ đại biểu quốc hội dân tộc thiểu số từ khóa I – khóa XV (%)
Về cơ cấu thành phân các dân tộc, mỗi nhiệm kỳ Quốc hội đều có đại diện của từ 28-32 dân tộc. Một số dân tộc thiểu số có số dân đông như Tày, Thái, Mường, Khmer, Mông, Nùng đều có đại diện qua các khóa Quốc hội với số lượng đáng kể; một số dân tộc có dân ít (dưới 10.000 người, đặc biệt dưới 1000 người)) sinh sống ở các vùng núi cao, hẻo lánh cũng có đại diện tham gia Quóc hội. Đáng chú ý, khóa XIV, lần đầu tiên có đại diện dân tộc Mảng (dân số dưới 5.000 người) và khóa XV, lần đầu tiên có đại diện dân tộc Brâu (dân số dười 1.000 người) và dân tộc Lự (dân số 6.000 người) tham gia Quốc hội. Đến nay đã có tổng số 52/54 dân tộc (bao gồm cả dân tộc Kinh) và 51/53 dân tộc thiểu số đã có đại diện tham gia Quốc hội qua các khóa. Hiện chỉ còn 2 dân tộc Ơ đu (số dân dưới 1.000 người) và Ngái (số dân dưới 2.000 người) chưa có đại diện tham gia các khóa Quốc hội và đây cũng là mục tiêu Việt Nam phấn đấu để các dân tộc có đại biểu Quốc hội.
Có thể nói suốt những năm vừa qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo đảm quyền chính trị, trong đó có quyền bầu cử, ứng cử cho người dân tộc thiểu số, bảo đảm tỷ lệ thích đáng, phù hợp đại diện các dân tộc trong cơ quan Quốc hội cũng như Hội đồng nhân dân các cấp. Kết quả bầu cử Quốc hội các khóa, nhất là những năm trở lại đây là minh chứng rõ nét cho đường lối chính trị của Việt Nam thực hiện nguyên tác bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc, không phân biệt đối xử và luôn tạo cơ hội cho các dân tộc hòa nhập vào sự phát triển chung của quốc gia dân tộc, góp phần thực hiện tốt các công ước quốc tế mà Việt Nam là quốc gia thành viên.
Tác giả bài viết: V. Dịnh