Đăng Nhập Hi88: Trang Chủ

Quyền của người bị giam giữ được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm

Thứ hai - 18/12/2023 23:02 570
       Việt Nam đã nội luật hóa quy định của pháp luật quốc tế về quyền con người không bị bắt, giam giữ tuỳ tiện. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, mọi người không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Bộ luật Hình sự 2015, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, Luật Khiếu nại 2011, Luật Tố cáo 2011, Luật Thi hành án hình sự 2019, Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước 2017 đã cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 2013.
       Theo Luật Thi hành án hình sự, việc thi hành án hình sự phải đảm bảo các nguyên tắc tôn trọng nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án; bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi, quyết định trái pháp luật trong hoạt động thi hành án hình sự; khuyến khích người chấp hành án ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo và việc thi hành án đối với người chưa thành niên chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội. Trong giai đoạn 2019-2021, số lượng luật sư tham gia ở giai đoạn sơ thẩm là 8.593, người bào chữa là 11.228, giai đoạn phúc thẩm lần lượt là 2.838 và 217. Việt Nam đã ban hành các biện pháp triển khai Luật Đặc xá năm 2018 trong đó có tăng cường bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng, thực hiện quyền và lợi ích chính đáng đối với người chấp hành xong án phạt tù. Từ năm 2018 đến nay, 5.465 phạm nhân được đặc xá, 673 phạm nhân được tạm đình chỉ thi hành án; 406.878 phạm nhân được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù; 9.008 phạm nhân được tha tù trước thời hạn có điều kiện.Năm 2023, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị cán bộ quản lý trại giam khu vực châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 43, trong đó sẽ triển khai hoạt động chia sẻ kinh nghiệm về Luật Đặc xá và tái hòa nhập cộng đồng.
       Các chế độ ăn, ở, mặc và tư trang, chăm sóc y tế, hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ đối với phạm nhân, chế độ đối với phạm nhân nữ có thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi, chế độ gặp thân nhân, nhận quà của phạm nhân, liên lạc của phạm nhân được pháp luật quy định cụ thể. Phạm nhân là người chưa thành niên được bố trí giam giữ riêng phù hợp với sức khỏe, giới tính, lứa tuổi và đặc điểm nhân thân; được bố trí lao động ở khu vực riêng và không phải làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại. Trại giam có trách nhiệm giáo dục phạm nhân là người chưa thành niên về văn hóa, pháp luật và dạy nghề phù hợp với độ tuổi, trình độ văn hóa, giới tính và sức khỏe, chuẩn bị điều kiện để họ hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong án phạt tù; thực hiện bắt buộc chương trình tiểu học, phổ cập trung học cơ sở và học nghề
       Người nước ngoài hoặc người Việt Nam mang quốc tịch nước ngoài trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam hay chấp hành án phạt tù tại Việt Nam được tạo điều kiện thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự khi có yêu cầu và bảo đảm các quyền theo đúng quy định của pháp luật. Từ năm 2018 đến nay, các đơn vị trại giam đã mở hơn 1.130 lớp dạy nghề cho gần 37.280 phạm nhân, với các ngành nghề như: may, xây dựng, điện dân dụng, điện công nghiệp, đan lát, gò, hàn cơ khí, sửa chữa xe máy, sửa chữa quạt động cơ, điện tử, điện lạnh, mộc xây dựng và trang trí nội thất, trồng rau an toàn, trồng và khai thác mủ cao su, chăn nuôi, chạm khắc đá, thiết kế sản phẩm mộc, lắp đặt nội thất, công nghiệp ô tô, chế biến món ăn, sửa chữa máy nông nghiệp, mộc, kỹ thuật máy lạnh, điện nước, trồng nấm, thú y... Hơn 17.000 lớp giáo dục pháp luật được tổ chức cho gần 11.000.000 lượt phạm nhân, gần 10.000 lớp phòng chống tác hại ma túy, HIV cho hơn 4.100.000 lượt phạm nhân, gần 9.000 lớp dạy văn hóa xóa mù chữ cho hơn 111.000 lượt phạm nhân, cấp chứng chỉ cho gần 10.000 phạm nhân.
       Quyền được chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh của phạm nhân được bảo đảm. Nhiều phạm nhân mắc bệnh hiểm nghèo được tạm đình chỉ thi hành án để chữa bệnh. Ban Quản lý các trại giam cũng phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống ma túy, lây nhiễm HIV, lao và các bệnh truyền nhiễm khác. Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục.Người bị giam giữ khi tiếp nhận vào các cơ sở giam giữ đều được khám sức khỏe, kết quả được ghi vào giấy khám sức khỏe, lưu vào hồ sơ của người bị giam giữ, hồ sơ phạm nhân. 100% trại giam, trại tạm giam đều có bệnh xá để khám, chữa bệnh cho phạm nhân. Phạm nhân nữ có thai nếu không được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì được bố trí nơi ở hợp lý, được khám thai định kỳ hoặc đột xuất, được chăm sóc y tế trong trường hợp cần thiết; được giảm thời gian lao động, được hưởng chế độ ăn, uống bảo đảm sức khoẻ. Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của Bộ luật Lao động. Từ năm 2018 đến nay, các trại tram trên cả nước đã khám, phát thuốc thông thường cho hơn 20.420.000 lượt phạm nhân; điều trị tại bệnh xá cho hơn 279.700 lượt phạm nhân; điều trị tại bệnh viện cho hơn 19.400 lượt phạm nhân với hơn 1.000 phạm nhân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Phạm nhân có quyền được cung cấp thông tin về thời sự, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Phạm nhân chưa biết chữ phải học văn hoá để xoá mù chữ. Phạm nhân là người nước ngoài được khuyến khích học tiếng Việt. Phạm nhân được bố trí ngày thứ bảy để học tập, học nghề và được nghỉ ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. Trước khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù, các cơ sở giam giữ tăng cường tổ chức phổ biến thời sự, chính sách, pháp luật, thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, về thị trường lao động, giáo dục kỹ năng sống, trang bị kiến thức cần thiết khác và hỗ trợ các thủ tục pháp lý cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù.
       Pháp luật Việt Nam có các quy định về đạo đức công vụ, trách nhiệm của những người liên quan đến việc thực thi công quyền của Nhà nước như Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức; Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân; Luật Công an nhân dân…
       Sau khi Luật Thi hành án hình sự năm 2019 được thông qua, nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng toàn diện, phù hợp với Luật. Nghị định 133/2020/NĐ-CP ngày 9/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án hình sự với những điều chỉnh theo hướng tăng quyền lợi của người chấp hành án hình sự (cụ thể là tăng một số chế độ về ăn, mặc, chăm sóc y tế và chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ so với các quy định trước đây).
       Việt Nam đã thiết lập hệ thống các cơ chế kiểm tra, giám sát của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, cơ quan thanh tra của mỗi Bộ, ngành và đặc biệt là sự kiểm tra, giám sát thường xuyên, liên tục, trực tiếp, toàn diện của Viện kiểm sát nhân dân tại tất cả các giai đoạn, từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Tác giả bài viết: V. Dịnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4,158
  • Hôm nay78,801
  • Tháng hiện tại10,577,342
  • Tổng lượt truy cập383,697,679
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây