Đăng Nhập Hi88: Trang Chủ

Quy trình cung cấp dịch vụ và hoạt động phục hồi đối với người nghiện ma túy

Thứ sáu - 08/07/2022 19:18 889
Thông thường bệnh nhân đến điều trị nghiện sẽ đi theo 6 bước của quy trình điều trị, cụ thể như sau:
Bước 1: Đón tiếp bệnh nhân vào điều trị
a) Mục đích: Thu hút, khuyến thích bệnh nhân vào chương trình điều trị
b) Nhiệm vụ và các bước thực hiện: (1). Chào đón bệnh nhân; (2). Lắng nghe nhu cầu của bệnh nhân; (3). Giới thiệu về các chương trình điều trị, các chi phí và các hỗ trợ; (4). Tiếp nhận: mở hồ̀ sơ bệnh án (cho bệnh nhân đồng ý vào điều trị).
c) Nhân viên: Người được phân công thực hiện bước này có thể là nhân viên y tế, tư vấn hay nhân viên hành chính
d) Yêu cầu: Nắm chắc thông tin về chương trình, thông tin thống nhất khi cung cấp cho thân chủ (khách hàng); thực hiện phỏng vấn tạo động lực điều trị
e) Đối tượng tiếp nhận:
- Người được giới thiệu từ hoạt động tiếp cận cộng đồng của nhóm tự lực hoặc nhân viên chương trình;
- Người nghiện tự đến hoặc do gia đình, người hỗ trợ đưa đến trên cơ sở tự nguyện tham gia;
- Không phân biệt loại ma túy được sử dụng
- Nam, nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số,... thường trú, tạm trú; ̣
- Có trình trạng sức khỏe phù hợp.
Bước 2: Khám sàng lọc về tình trạng sức khỏe
a) Mục đích: Phát hiện tình trạng cấp cứu hoặc bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân để điều trị hoặc chuyể̉n gửi kịp thời.
b) Các bước: (1). Khám lâm sàng; (2). Chuyển gửi để khám điều trị nếu cần thiết; (3). Chuyển sang bước tiếp theo nếu thân chủ (khách hàng) không trong tình trạng khẩn cấp hoặc nguy hiểm.
c) Nhân viên: Nhân viên y tế
c)Yêu cầu: Y, bác sĩ tại phòng khám phát hiện được tình huống cấp cứu hay các tình trạng̣ nguy hiểm liên quan đến sử dụng ma túy (sốc quá liều, loạn thần, bệnh lý nặng,…).
Bước 3: Đánh giá về mức độ nghiện ma túy và yếu tố phục hồi
a) Mục đích: Đánh giá tình trạng lệ thuộc ma túy và xác định các vấn đề liên quan đến quá trình điều trị và phục hồi.
b) Các bước:
+ Trao đổi với bệnh nhân về mục đích đánh giá và trực tiếp hỏi để bệnh nhân trả lời, khi:
+ Sử dụng Bảng đánh giá mức độ nghiện và yếu tố hồi phục (ASI);
+ Sử dụng Bảng đo mức độ sẵn sàng thay đổi và mong muốn điều trị (SOCRATES)
- Tổng hợp thông tin vào phiếu đánh giá và phân loại điều trị;
- Chuyển gửi điều trị nếu cần.
c) Nhân viên: Nhân viên y tế, xã hội được đào tạo về đánh giá.
d) Yêu cầu: Sử dụng thành thạo các công cụ đánh giá. Thực hiện kỹ năng phỏng vấn theo hướng dẫn.
 Bước 4: Phân loại bệnh nhân theo mục tiêu trị liệu
a) Mục đích: Xác định mục tiêu trị liệu phù hợp với tình hình thực tế và mong muốn của bệnh nhân.
b) Các bước:
- Tập hợp kết quả sàng lọc y tế, tâm thần, mức độ nghiện (ASI);
- Tóm tắt kết quả đánh giá vào phiếu tổng hợp;
- Thảo luận với bệnh nhân và gia đình;
- Lựa chọn mục đích trị liệu đối với từng bệnh nhân và loại ma túy sử dụng:
+ Đối với người sử dụng ma túy chất dạng thuốc phiện: Các mục tiêu điều trị có thể̉ là ngừng sử dụng, giảm sử dụng hoặc điều trị thay thế bằng methadone;
+ Đối với người sử dụng các chất ma túy khác thì mục tiêu điều trị có thể là ngừng sử dụng hoặc sử dụng có kiể̉m soát. Dựa trên các mục đích trị liệu trên để̉ cung cấp các dịch vụ điều trị phù hợp, bao gồm cả liệu pháp y tế, tâm lý, xã hội.
- Chuyển gửi điều trị nếu cần
c) Nhân viên: Người thực hiện việc đánh giá ASI, SOCRATES 8D và sàng lọc tâm thần.
d) Yêu cầu:
- Thảo luận với bệnh nhân và gia đình;
- Xác định giai đoạn thay đổi hành vi; ̣
- Thực hiện phỏng vấn tạo động lực.
e) Công cụ: bảng ASI, SOCRATE, sàng lọc SK tâm thần, mẫu tổng hợp kết quả đánh giá
Bước 5: Lập kế hoạch điều trị
a) Mục đích: Xây dựng kế hoạch cụ thể của từng cá nhân cho quá trình điều trị và phục hồi.
b) Các bước:
- Xác định 01 nhân viên quản lý ca;
- Xác định phương thức trị liệu dựa trên mức độ nghiện, giai đoạn thay đổi hành vi, mục tiêu điều trị của từng bệnh nhân;
- Xây dựng kế hoạch cụ thể theo mốc thời gian, các hoạt động, kết quả dự kiến;
- Thảo luận với bệnh nhân và gia đình hoặc người hỗ trợ.
c) Nhân viên: Nhân viên Quản lý ca là người đầu mối, thảo luận với các nhân viên liên quan, gia đình và người hỗ trợ bệnh nhân;
d) Yêu cầu:
- Kế hoạch điều trị phải được thống nhất giữa quản lý ca, nhân viên liên quan, bệnh nhân, gia đình, người hỗ trợ;
- Thực hiện phỏng vấn tạo động lực;
- Quản lý ca.
- Kỹ năng sống;
- Tư vấn gia đình;
- Thưởng cho hành vi tích cực;
- Chuyển gửi.
Bước 6: Đánh giá lại kế hoạch (kế hoạch chuyển tiếp/kết thúc điều trị)
Mục đích của bước 7 nhằm giúp khách hàng kết thúc một giai đoạn điều trị để chuyển sang một giai đoạn duy trì kết quả điều trị và phát triển các hoạt động cải thiện chất lượng cuộc sống. Đối với khách hàng mà các dịch vụ của cơ sở chưa đáp ứng được nhu cầu điều trị thì tiếp tục chuyển gửi.
Thực tế không phải đối với thân chủ/khách hàng nào cũng đi theo tuần tự các bước trong quy trình mà còn tùy thuộc vào hoàn cảnh, vấn đề/tình trạng bệnh của mỗi thân chủ/ khách hàng.
Việc chuyể̉n tiếp có thể̉ là chuyển tới cơ sở điều trị chuyên sâu hơn, cũng có thể chuyển tới Nhóm tự lực hoặc các Điểm tư vấn, chăm sóc và hỗ trợ điều trị tại cộng đồng;… tùy theo tình trạng sức khỏe và mức độ hồi phục và nhu cầu của thân chủ/khách hàng. Điều cần chú ý nhất là dù thân chủ/khách hàng ở mức độ điều trị nào thì cơ sở điều trị cũng cần giữ liên lạc ̣ để̉ có thể hỗ trợ khi cần./.

Tác giả bài viết: Nguyễn Mạnh Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,189
  • Hôm nay311,147
  • Tháng hiện tại7,191,103
  • Tổng lượt truy cập380,311,440
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây