Can thiệp sớm: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, đó là phương châm từ rất lâu đã được thừa nhận. Khi người sử dụng ma túy được phát hiện sớm, can thiệp sớm, tác hại của ma túy lên cơ thể̉ người sử dụng chưa nghiêm trọng. Điều này sẽ giúp công tác điều trị, phục hồi được nhanh chóng và hiệu quả hơn. Mặt khác, khi được can thiệp sớm, người sử dụng ma túy chưa có nhiều hành vi vi phạm pháp luật do hậu quả của việc tìm kiếm sử dụng ma túy bằ̀ng mọi giá. Như vậy, khi ̣ được can thiệp sớm, các tác hại của nghiện ma túy lên cá nhân người sử dụng, gia đình và xã hội cũng nhẹ nhàng và dễ xử lý hơn.
Sử dụng cách tiếp cận giảm tác hại:
Theo nghĩa rộng, giảm tác hại trong phòng chống ma tuý bao gồm các vấn đề sau:
- Làm giảm tác hại của ma tuý đối với chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, v.v.
- Làm giảm tác hại của ma tuý đối với con người về thể chất, tâm lý, sinh lý, v.v., trong số này có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV.
- Theo nghĩa thứ hai, tương ứng với mỗi nhóm ma tuý có các cách cai nghiện khác nhau và do đó cũng có các phương pháp giảm tác hại khác nhau. Trên thế giới, để giảm tác hại của ma tuý theo nghĩa hẹp, các nước thường dùng các biện pháp sau:
+ Dùng ma tuý nguyên chất để cung cấp cho người nghiện nhằm giảm bớt các tác hại do ma tuý không tinh khiết mà bọn tội phạm ma tuý hay sử dụng ngoài thị trường đen để đem bán cho người nghiện ma tuý vì các loại ma túy này dễ gây ra các bệnh tật. Ví dụ, Chính phủ Úc có chương trình nhập 3kg heroin/năm cho thành phố Canberer sử dụng trong 1 năm.
+ Ban hành các quy định pháp luật cho phép sử dụng một số loại ma tuý nhẹ hoặc cho phép lưu trữ, sử dụng một số lượng ma tuý nhất định cho nhu cầu cá nhân. Ví dụ, Canada ban hành Luật chấp nhận cần sa (không coi sử dụng cần sa là phạm pháp). Hoặc ở các nước Hà ̣ Lan, Hy Lạp, v.v. nếu lưu giữ, sử dụng ma tuý ít, chỉ phục vụ cho nhu cầu cá nhân thì không ̣ bị coi là phạm pháp. Chính phủ Úc quyết định thôi không dùng chó phát hiện cần sa. ̣
+ Sử dụng liệu pháp điều trị thay thế nghiện các chất ma túy, trong đó có liệu pháp điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằ̀ng thuốc methadone.
+ Phát miễn phí bơm kim tiêm sạch hoặc và đổi bơm kim tiêm đã sử dụng lấy bơm kim ̣ tiêm sạch (trao đổi bơm kim tiêm) để̉ phòng ngừa lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua ̣ đường máu khác (viêm gan vi rút B, C).
+ Sử dụng chất đối kháng trong cai nghiện ma tuý. Thông thường các nước sử dụng naltrexone để̉ dự phòng tái nghiện trong cai nghiện ma tuý.
- Ở nước ta trong những năm qua, cùng với các biện pháp cai nghiện ma tuý, tại một số cơ sở, địa phương đã áp dụng các biện pháp giảm tác hại trong phòng chống ma tuý, cụ thể là các biện pháp sau:
+ Dùng bơm kim tiêm sạch phát cho người nghiện ma tuý nhằm mục đích phòng ngừa ̣ lây nhiễm HIV. Thực hiện trong các chương trình mục tiêu về y tế, các dự án phòng, chống HIV/AIDS của ngành y tế. Thông thường, chương trình này hay được lồng ghép với chương trình phát bao cao su.
+ Dùng liệu pháp điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone ̣ và đang thí điểm dùng thuốc buprenorphine để điều trị thay thế cho những người nghiện các chất dạng thuốc phiện tại một số địa phương. ̣
+ Thông tin, giáo dục truyền thông.
+ Tiếp cận cộng đồng các nhóm sử dụng ma túy để can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV; thực hiện tiêm chích an toàn,…
+ Dự phòng sốc thuốc do quá liều,… Về hiệu quả của các biện pháp giảm tác hại trên, ngành Y tế đã và đang tiếp tục tổng kết, đánh giá. Ngoài ra, lãnh đạo một số địa phương cũng đề nghị cho áp dụng lồ̀ng ghép với ̣ các biện pháp khác trong phòng, chống ma tuý, cai nghiện ma tuý (như Hà Nội, TP Hồ̀ Chí Minh, v.v).
Dựa vào cộng đồng: Một can thiệp dựa vào cộng đồng đối với vấn đề sử dụng và lệ thuộc ma tuý có thể hỗ trợ và khuyến khích sự thay đổi hành vi trực tiếp trong cộng đồng. Điều này có nghĩa là việc cung cấp dịch vụ điều trị, cai nghiện sẽ có sự hợp tác, phối hợp, sự tham gia tích cực của các bên (các cơ quan nhà nước, tổ chức phi chính phủ, lĩnh vực tư nhân, lãnh đạo cộng đồng, các ̣ tổ chức tôn giáo và thầy thuốc đông y), các thành viên của cộng đồng (gia đình) và nhóm đối tượng đích (người nghiện ma túy) là cần thiết để thiết lập quyền sở hữu và một mạng lưới kết hợp nhiều dịch vụ chăm sóc sức khoẻ dựa vào cộng đồng. Để nguyên tắc này được thực hiện tốt, cần lưu ý các nội dung:
- Sự tham gia tích cực của người nghiện ma túy nhằm khuyến khích tính tự chủ và trách nhiệm, thay đổi hành vi cá nhân, sử dụng và nâng cao chất lượng sử dụng các dịch vụ y tế.
- Tính minh bạch đối với cộng đồng. Càng ngày người ta càng nhận thấy rằng quá trình ̣ thiết lập dịch vụ cần phải được thực hiện minh bạch và được xây dựng dựa trên những mối quan tâm khác nhau của cộng đồng. Cộng đồng và người sử dụng dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một phương pháp tiếp cận đảm bảo được tính minh bạch và trách nhiệm của tất cả các bên liên quan đến cung cấp dịch vụ. Các can thiệp hướng vào cộng đồng có thể làm tăng sự hỗ trợ của cộng đồng đối với những người có vấn đề về ma tuý và phát huy ý kiến ủng hộ của công chúng vào chính sách y tế. Thông tin và việc trao quyền cho cộng đồng cũng sẽ góp phần làm giảm phân biệt đối xử và kỳ thị của xã hội. Xoá bỏ phân biệt đối xử với những người bị ảnh hưởng của ma túy là điều quan trọng để tăng sự tiếp cận dịch vụ và tái hoà nhập với xã hội.
- Lồng ghép điều trị lệ thuộc ma tuý vào trong các can thiệp chăm sóc sức khoẻ và xã hội sẽ không chỉ tạo điều kiện điều trị cho nhiều bệnh nhân, mà còn khuyến khích sự thay đổi định kiến trong xã hội để thừa nhận rằng lệ thuộc ma tuý là một bệnh của não bộ.
- Sự kết nối; Có thể̉ tạo ra sự liên kết giữa dịch vụ cai nghiện ma tuý và các dịch vụ bệnh viện, ví dụ như khoa cấp cứu, khoa bệnh truyền nhiễm và khoa nội cũng như với các dịch vụ xã hội đặc biệt như dịch vụ nhà cửa, dạy nghề và hướng nghiệp.
Lồng ghép điều trị tâm lý và điều trị lệ thuộc ma tuý sẽ làm tăng khả năng ngăn chặn những rối loạn tâm lý của bệnh nhân và giảm tỉ lệ tử vong. Các tổ chức phi chính phủ có thể̉ đóng một vai trò quan trọng trong việc phối hợp với hệ thống y tế công cung cấp dịch vụ cho bệnh nhân lệ thuộc ma tuý. Các tổ chức này đặc biệt hữu ích trong quá trình mở rộng điều trị và hướng dẫn các can thiệp phục hồ̀i hoặc tái hoà nhập.
Để̉ thúc đẩ̉y nguyên tắc này, cần đảm bảo rằng người nghiện và gia đình, lãnh đạo cộng đồng và các tổ chức ở địa phương tham gia tích cực vào khâu lập kế hoạch, thực hiện và theo dõi các dịch vụ điều trị lệ thuộc ma tuý. Các dịch vụ được lồng ghép với hệ thống y tế công và chăm sóc xã hội, và thiết lập các mối liên kết với các đối tác trong cộng đồng./.